Đây thực sự là tuyên bố khiến nhiều người ngạc nhiên về Sudan, một quốc gia Bắc Phi và là láng giềng nằm ở phía Nam của Ai Cập.
Sudan có khoảng từ 200-255 kim tự tháp so với con số 138 của "người hàng xóm" Ai Cập. Điều đặc biệt là những kim tự tháp ở đây hoàn toàn khác biệt so với kim tự tháp của người Ai Cập cổ đại. Do đó, rất nhiều câu hỏi đặt ra về nguồn gốc của những kim tự tháp ở Sudan.
Tuy là 1 quốc gia ở Bắc Phi, nhưng Sudan lại sở hữu số lượng kim tự tháp nhiều nhất trên thế giới.
Theo các nhà khảo cổ học cho biết, những kim tự tháp ở Sudan đã được xây dựng thời Vương triều Kushite, nơi một "nền văn minh cổ đại" cai trị dọc theo dòng sông Nile từ 1070 trước công nguyên đến năm 350 sau công nguyên.
Vương triều này chia Sudan (thời cổ đại gọi là vùng đất Nubian) ra làm ba khu vực Kerma, Napata và Meroe và xây dựng ở mỗi nơi một kim tự tháp.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cư dân vùng đất Nubian bắt đầu xây dựng kim tự tháp "chậm" hơn người Ai Cập khoảng 500 năm. Cả hai quốc gia "cổ đại" đều sử dụng những công trình kỳ vĩ này để chôn cất người quá cố.
Trong khi Kushites bắt đầu xây dựng kim tự tháp khoảng 500 năm sau khi người Ai Cập đã qua chúng, cả hai nền văn hóa sử dụng chúng để chôn người chết của họ. Cũng giống quan niệm của người Ai Cập cổ đại, người dân thời vương triều Kushites cũng cho rằng được chôn cất trong những kim tự tháp giống như một cầu nối giúp đưa linh hồn của họ lên trời.
Kim tự tháp ở Sudan thường có hình dnags nhọn, nhỏ hẹp và gồ ghề hơn so với kim tự tháp Ai Cập.
Những kim tự tháp ở Sudan thường có hình chóp nhọn và nhỏ và gồ ghề. Chiều cao trung bình của các kim tự tháp ở đây là khoảng từ 6 tới 30 m, thấp hơn nhiều so với chiều cao trung bình 138 mét ở Ai Cập.
Một trong những nơi tập trung nhiều kim tự tháp Kushite nhất là ở thành phố cổ Meroe. Chỉ riêng thành phố này đã có tới trên 200 kim tự tháp. Điều này cho thấy nơi đây trước kia từng là một đô thị phồn vinh trong thế giới cổ đại.
Dù không phải là "quân vương" đứng đầu về số lượng kim tự tháp nhưng về quy mô và cấu trúc phức tạp của kim tự tháp Ai Cập vẫn là "một thỏi nam châm" có lực hút rất lớn đối với các chuyên gia khảo cổ học.
Mặc dù đã biết được thời gian và xuất xứ của những kim tự tháp ở Sudan, tuy nhiên theo các nhà khảo cổ thì vẫn còn rất nhiều bí ẩn xung quanh mà họ vẫn không thể lý giải. Cụ thể, thời gian và cách thức xây dựng đến nay vẫn còn bí ẩn. Không có ai dám chắc chắn rằng nó được xây dựng như thế nào.
Một tin vui là có thể sắp tới các nhà khảo cổ sẽ sớm tìm ra đáp án cho bí mật kim tự tháp ở Sudan bằng cách sử dụng máy bay do thám để "quét" khu vực thành phố cổ Meroe.
Dù phải chờ nhiều năm để có thể khám phá ra bí mật của những kim tự tháp cách ngày nay cả ngàn năm thì cũng không thể thay đổi sự thật: Sudan mới là quốc gia có nhiều kim tự tháp nhất trên thế giới.
(Nguồn: Sciencealert)