Đầu ngón tay nhân tạo có thể mang lại cảm nhận xúc giác như tay thật.
Để tạo ra bàn tay robot này, các nhà khoa học đã nghiên cứu cách sắp xếp một cấu trúc phức tạp trước khi sử dụng máy in 3D để tạo ra hình dáng chính xác cho vật thể.
Trong số 5 ngón tay của bàn tay robot, có một đầu ngón tay có khả năng cảm nhận xúc giác (những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da) như một ngón tay người thật.
Về cơ bản, đối với con người, các dây thần kinh xúc giác truyền tín hiệu từ các đầu dây thần kinh ở ngón tay tới não để xử lý. Chúng được gọi là cơ quan thụ cảm, có thể báo hiệu áp lực và hình dạng của một tiếp xúc giúp chúng ta có thể hình dung được rất nhiều đặc tính.
Tuy nhiên, vô cùng khó để tạo ra một sản phẩm nhân tạo có thể mô phỏng cảm giác tinh tế như ở tay người. Do vậy, khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã theo dõi các chỉ số cảm nhận thần kinh rất cẩn thận.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm hàng chục lần tương tác giữa ngón tay robot với các vật thể khác nhau. Kết quả, sóng cảm nhận thần kinh từ ngón tay robot cho thấy sự trùng khớp đáng kinh ngạc với dữ liệu thần kinh của não người.
Ngón tay nhân tạo này còn có thể nhận biết được cả những đường vân siêu nhỏ và phức tạp, điều đó cho thấy nó thậm chí còn cảm nhận tinh tế hơn đôi chút so với tay người.
Vui mừng với kết quả đạt được nhưng nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra nhược điểm cố hữu của các sản phẩm robot nằm ở độ thiếu linh hoạt. Cảm nhận thần kinh đã mô phỏng được chính xác nhưng các cảm nhận của ngón tay robot vẫn có độ trễ nhỏ. Giáo sư trưởng dự án nghi ngờ vấn đề này xuất phát từ nguyên nhân do vật liệu in 3D dày hơn một chút so với da người thật.
Dù vậy, đây vẫn là một bước phát triển thú vị trong lĩnh vực chế tạo robot. Nó có thể cách mạng hóa lĩnh vực robot cũng như lĩnh vực chế tác chân tay giả dùng cho y học.
Đây là robot đầu tiên có thể vẽ tranh như họa sĩ chuyên nghiệp, thậm chí còn được tham gia 1 trong những triển lãm lớn nhất thế giới