Ở thành phố Thương Châu tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc có một bức tượng sư tử vô cùng nổi tiếng có niên đại lên đến hơn 1.000 năm. Tượng sư tử đá này dài 6,264m, cao 5,47m và chiều rộng lên tới 2,918 m. Ước tính trọng lượng của nó vào khoảng 32 tấn.
Chú sư tử này hướng mặt về phía Tây Nam với tư thế ngẩng cao đầu vô cùng dũng mãnh và uy nghi. Đặc biệt phần đầu và cổ có khắc dòng chữ "Vua sư tử", sau lưng được khảm một tòa sen lộng lẫy.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các chuyên gia cho rằng đây là bức tượng phỏng theo vật cưỡi yêu quý nhất của Văn Thù Bồ tát (theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn Thù Bồ tát là người được Phật Thích Ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây). Chú sư tử này dường như đang trong tư thế chờ đợi sự xuất hiện của Người!
Cận cảnh tượng sư tử. Nguồn: Sohu
Dù được chế tác từ ngàn năm trước với công cụ vô cùng hạn chế, nhưng từ những sợi lông được tạo hình cuộn tròn tỉ mẩn có thể thấy được được trình độ thủ công vô cùng tinh tế của nghệ nhân thời đó.
Bên cạnh đó, trên thân sư tử còn được khắc rất nhiều chữ tượng hình. Đây mới thật sự là điểm đặc biệt của sư tử bởi từ những dòng chữ đã phai mờ vì sương gió, các chuyên gia vẫn có thể chắc chắn đây là Kim Cương Kinh- một bộ kinh quan trọng được lưu truyền rộng rãi ở khu vực Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Ngoài giả thiết cho rằng con sư tử sắt này là vật cưỡi của Văn Thù Bồ tát thì còn có hai truyền thuyết khác được lưu truyền trong nhân gian.
Đầu tiên người ta cho rằng đây là thần vật có thể trấn áp sóng thần. Thương Châu nằm gần biển nên từ xa xưa người dân địa phương đã phải chống chọi với bão biển và sóng thần. "Vua sử tử này" chính là thần vật nơi người dân gửi gắm niềm tin.
Các chuyên gia đã xây dựng một đình nhỏ cho sư tử. Nguồn: Sohu
Ngoài ra, còn có một truyền thuyết cổ xưa khác về một con rồng độc ác thường hô mưa gọi gió giết hại người dân. Chỉ đến khi có một con sư tử đực đột nhiên xuất hiện chiến đấu với nó, con rồng mới rút lui. Chính vì vậy người dân đã chế tạo ra con sư tử sắt như một cách thờ phụng ân nhân cũng như uy hiếp kẻ địch.
Cứ thế chú sư tử sắt này đã sừng sững bảo vệ cùng đất Thương Châu gần một nghìn năm bất kể nắng gió, loạn lạc. Tuy nhiên vào thế kỷ 19, một cơn bão dữ dội đã quật ngã nó. Cũng vì sư tử quá nặng chú sư tử đành nằm trên mặt đất 90 năm trời.
Sai lầm tai hại của giới khảo cổ
Sau này, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, các nhà chức trách đã cử chuyên gia đến dựng lại bức tượng, hơn nữa họ còn xây một một đình nhỏ che chắn cho nó. Tuy nhiên các chuyên gia không thể ngờ được rằng việc làm này lại vô tình hủy hoại bức tượng nhiều hơn.
Do nằm dưới mặt đất ẩm ướt đã lâu, hiện lại được dựng lên trong không gian bóng râm khiến cho hơi nước trong sư tử không thể thoát ra kịp thời, tốc độ rỉ sét ngày càng trầm trọng.
Để sửa chữa sai lầm, các chuyên gia lại chuyển bức tượng ra ngoài, đồng thời dùng xi măng cố định bốn chân. Thế nhưng việc làm này lại là một sai lầm đáng tiếc khác, lớp xi măng đã làm lớp sắt trên chân sư tử nứt nẻ nghiêm trọng.
Tượng sư tử được triển lãm ngày nay. Nguồn: Sohu
Sau nhiều lần cải tạo và phục dựng, hầu hết các đặc điểm quan trọng của sư tư vẫn được giữ lại như nguyên gốc, phần hư hỏng nặng được thay thế.
Tuy nhìn bề ngoài chúng ta vẫn có thể thấy được sự kỳ vĩ và oai hùng của nó, thế nhưng có lẽ sự phong trần và giá trị của thời gian đã bị phai mờ đi rất nhiều. Đây là bài học vô cùng đau đớn cho giới khảo cổ học Trung Quốc.
Bài viết tham khảo từ Sohu