"Đừng kết bạn với những người tan làm lúc 9,10 giờ đêm": Ngay cả sức khỏe của mình còn không tôn trọng thì bạn chẳng thể trân trọng ai

Tịnh Kỳ |

Bạn dành thời gian vào việc gì, thì bạn sẽ trở thành kiểu người như thế ấy.

-01-

Hôm qua, tận 11 giờ đêm tôi mới tắt đèn và chuẩn bị đi ngủ. Tôi vừa chợp mắt được một lúc thì điện thoại của tôi đột nhiên nhận được tin nhắn trên Facebook. 

Nhấp vào hộp thoại, tôi nhận ra đó là một người bạn đã lâu không gặp lại kể từ khi tốt nghiệp đại học. Người bạn này gửi cho tôi một bức ảnh kèm một tin nhắn dài dằng dặc.

Anh lại kể cho tôi nghe những việc anh gặp phải. Nguyên văn như sau:

"Tôi đã làm việc hơn 12 giờ đêm mới ngủ trong một tháng và thường tôi làm việc hơn 14 -16 giờ mỗi ngày. Tôi ra ngoài lúc 8:30 sáng và nghỉ làm lúc hơn 10 giờ tối. Lẽ ra tôi nên đi ngủ sau khi tắm. 

Nhưng khi nhìn thấy căn phòng bừa bộn của chính mình, tôi cảm thấy khó chịu và không thể không làm. Dọn xong, tôi lại hứng thú với việc đọc vài trang sách vào cái giờ gà đã lên chuồng từ lâu.

Tôi thực sự mệt mỏi và cảm thấy cuộc sống ngày càng nhàm chán. Tôi có phải là người duy nhất bị như vậy không?"

Đúng là sau khi làm việc 8 tiếng ở công ty, lại tăng ca như một cái máy. Đúng thật là chẳng thoải mái tí nào, nhưng thành thật mà nói, có quá nhiều người trẻ ngày nay giống như anh.

Trong thời đại phát triển nhanh chóng này, chúng ta luôn rất bận rộn, đắm chìm trong công việc mà không có một khoảng thời gian nghỉ ngơi cho bản thân, chúng ta ngược đãi bản thân từ ngày này qua ngày khác, vô thức thành một con người thiếu sức sống, quên mất một ngày có bao nhiêu tiếng.

Theo dữ liệu khảo sát: Nếu trừ thời gian làm việc, ăn uống và ngủ thì thời gian giải trí hay nghỉ ngơi trung bình hàng ngày của một người ở các nước lớn thuộc Châu Á chỉ có 2,27 giờ, thấp hơn nhiều so với các nước châu Âu và châu Mỹ. 

Nói cách khác, chỉ có 2,27 giờ mỗi ngày thuộc về bạn.

Nhu cầu của những người trẻ tuổi ngày càng tăng, họ không chỉ muốn có thật nhiều tiền mà còn có những thứ khác. 

Họ bán mạng để đổi lấy những thứ mà họ cho rằng đó là thời thượng, đẳng cấp. Họ làm việc như một cỗ máy bất chấp sức khỏe, nhan sắc và quỹ thời gian hữu hạn của họ. 

Nhiều người bị cuốn vào một nỗi lo lắng: Một mặt, cơ thể vốn không thể chịu đựng được nhưng nếu nghỉ ngơi, họ luôn cảm thấy rằng vẫn còn nhiều điều chưa được thực hiện. Họ thầm nhủ, giờ chịu khổ thì sau này được sung sướng. 

Nhưng chỉ e rằng làm việc quá sức, không quý trọng sức khỏe khiến bạn chết trước khi sở hữu được những thứ bạn muốn.

Như nhiều bài báo đã nói, cách tốt nhất để loại bỏ một người là khiến cho anh ta bận rộn cho đến khi anh ta không có thời gian để phục hồi, phát triển. 

Nếu anh ta là người không quý trọng sức khỏe của mình, cơ hội anh ta bị đánh bại là rất cao.

Đừng kết bạn với những người tan làm lúc 9,10 giờ đêm: Ngay cả sức khỏe của mình còn không tôn trọng thì bạn chẳng thể trân trọng ai - Ảnh 1.

-02-

Lo lắng vô hình và căng thẳng đến từ mọi hướng khiến người trẻ cuống cuồng làm việc thâu đêm. 

Chúng ta trở nên vội vã làm cho xong việc này để qua việc khác nhưng làm hoài mà chả đâu vào đâu vì cơ thể bạn quá mệt mỏi, không thể làm thêm được nữa.

Kinh khủng hơn việc không có thời gian đó là thời gian của bạn bắt đầu vượt khỏi tầm kiểm soát của chính bạn. 

Cuộc sống thực sự khó khăn, nhất là trong thời kì dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều người chấp nhận bớt đi vài tiếng đồng hồ của giấc ngủ để giải quyết bài toán cơm áo gạo tiền và gạt nỗi lo lắng khi thức suốt đêm sang một bên.

Điều đau đớn chính là: Hành động tức thời của bạn là lo lắng về sau của bạn.

Có một lời chế giễu như thế này: "Những gì bạn gọi là nghỉ ngơi chỉ là đổi địa điểm để nghịch điện thoại mà thôi." 

Tôi luôn nghĩ đến việc chờ đợi cuối tuần hoặc ngày lễ để tôi có thời gian đọc cuốn sách và học cách lấy lại những gì đã mất. 

Bệnh dịch cầm chân tôi suốt hơn hai tháng trời nhưng tôi nghĩ đây là thời gian để tôi ưu ái bản thân, tạm rời xa công việc ở văn phòng, chỉ làm nghề tay trái trên máy tính. 

Tôi có dịp đọc lại những quyển sách đã mua từ lâu nhưng mãi vẫn chưa có dịp đọc.

Đừng kết bạn với những người tan làm lúc 9,10 giờ đêm: Ngay cả sức khỏe của mình còn không tôn trọng thì bạn chẳng thể trân trọng ai - Ảnh 2.

 -03-

Một cư dân mạng đã từng chia sẻ câu chuyện của mình. Cuối tuần cô dự định như thế này: Thức dậy lúc 7 giờ sáng, viết báo cáo lúc 8-12 giờ tối, đọc và ghi chú vào lúc 2-6 giờ chiều và học tiếng Anh lúc 7-10 giờ tối. 

Thời gian biểu đã lên rồi, nhưng thực tế liệu có hoàn hảo như vậy?

Cô thức dậy lúc 10 giờ sáng, lên mạng oder đồ ăn và dùng bữa lúc 10-12 giờ và ngủ quên bên chiếc điện thoại di động từ lúc 2-6 giờ chiều. Cô ấy bắt đầu viết báo cáo lúc 7 giờ tối nhưng cùng lúc đó bạn bè nhắn tin. 

Cô đắm chìm vào công cuộc rep tin nhắn trong 30 phút. Sau đó, cô tiếp tục chơi với điện thoại của mình để lấy cảm hứng viết bài và cô quên hẳn chuyện viết báo cáo.

Tôi không biết có bao nhiêu người có thể tuân thủ tốt thời gian biểu do chính mình lập ra. Khi ngày sắp trôi qua nhưng các nhiệm vụ theo kế hoạch chưa hoàn thành thì sao?

Để giảm bớt lo lắng và giảm bớt sự khó chịu bên trong, mọi người thường chọn sử dụng các phương pháp khác để bù đắp thời gian trôi qua, chẳng hạn như thức khuya để làm việc, thức khuya để đọc sách, thức khuya để báo cáo ...

Đây không chỉ là một cảm giác tội lỗi vì lãng phí thời gian, mà còn là nỗi lo về việc tụt lại phía sau người khác.

Khi thời gian quá khứ bị bỏ phí, dường như chỉ còn cách liên tục rút ngắn cuộc sống hiện có, chúng ta mới có thể mang lại cảm giác an toàn cho tương lai. Nhưng không phải ai cũng hiểu rằng mọi thứ bạn rút ngắn lại đều có giá trị.

Một thời gian trước, tôi đã bị sốc bởi một tin tức. Một cô gái sinh viên năm hai 20 tuổi, cầm điện thoại di động và trò chuyện trên mạng xã hội trong 2 tháng liên tiếp, mắt phải của cô bị mù, chỉ còn lại mắt trái để nhìn thấy ánh sáng. 

Trong một khoảng thời gian ngắn, tầm nhìn đột nhiên giảm xuống gần như mù chỉ vì nghịch điện thoại bất chấp thời gian.

Một số người biết rằng cơ thể rất quan trọng nhưng tin nhắn tới, họ tự nhủ: "Thôi rep nốt cái tin này rồi ngủ vậy." 

Nhưng nào ngờ cuộc trò chuyện lại kéo dài vài tiếng. Họ lại nhủ: "Thức nốt đêm nay thôi, mai mình ngủ sớm vậy". Chỉ là cái gọi là ngày mai không bao giờ thực sự đến.

Nếu bạn không phát triển trong một hoặc hai năm, cuối cùng bạn sẽ quen với việc không phát triển mỗi ngày. Sau tất cả, không phát triển là trạng thái thoải mái nhất đối với mọi người.

Có thể không phải là bạn không có đủ thời gian, mà là bạn đã quen với cảm giác rằng bạn "bận rộn" cho đến khi bạn không có thời gian để phát triển.

Có câu nói: "...Tiền bạc, kết nối và thậm chí giáo dục là những thứ mà người giàu càng dễ có được, người nghèo càng khó có được. 

Nhưng chỉ có thời gian là không đổi cho tất cả mọi người." Thời gian là công bằng nhất và những cách phân bố thời gian khác nhau sẽ tạo ra những người khác nhau.

Những người xuất sắc không phải họ có nhiều thời gian hơn bạn. Chẳng qua là họ chỉ dành thời gian cho một việc đã định và có tính kỷ luật cao. 

Nhiều khi, những gì chúng ta gọi là không có thời gian chỉ là dành thời gian và tiền bạc cho những thứ không có ích cho cuộc sống. Bạn dành thời gian vào việc gì, thì bạn sẽ trở thành loại người như thế ấy.

Nếu một người muốn đạt được tự do về thời gian, trước tiên anh ta phải hiểu một từ: sống trọn khoảnh khắc, giờ nào việc nấy.

Đừng kết bạn với những người tan làm lúc 9,10 giờ đêm: Ngay cả sức khỏe của mình còn không tôn trọng thì bạn chẳng thể trân trọng ai - Ảnh 3.

Nghĩa là gì?

Khi thời gian đã bị lãng phí trong quá khứ không thể thay đổi được, mọi người luôn nghĩ về cách bù đắp ở tương lai. Ví dụ, bạn phải dậy sớm vào hôm nay để làm báo cáo nộp sếp nhưng bạn lại tặc lưỡi rằng để mai rồi làm.

Nhưng hãy nhớ rằng nếu bạn đối xử với thời gian ở hiện tại bằng trái tim, bạn sẽ tử tế với quá khứ và tương lai. 

Nếu bạn hiểu sự thật này, bạn có thể thay đổi tình trạng khó xử của riêng mình và đạt được tự do về thời gian càng sớm càng tốt. 

Nếu bạn cảm thấy rằng bạn quá bận rộn và mọi thứ quá đầy đủ, điều đầu tiên cần làm là bỏ đi những thứ không cần thiết càng nhiều càng tốt:

Đã từng có một chương trình thực tế yêu cầu các thí sinh nhớ những gì trên băng chuyền trong một thời gian nhất định, những gì các thí sinh nhớ được sẽ được tặng và mang về nhà. 

Kết quả là, những người chỉ tập trung nhớ một vài món đồ họ yêu thích lại nhận được nhiều nhất. Và ngược lại, những người muốn nhớ tất cả mọi thứ thì lại nhận được ít nhất.

Cuộc sống giống như một "băng chuyền" và nhiều nhiệm vụ và cám dỗ sẽ tiếp tục trôi qua với chúng ta. Nếu bạn muốn hoàn thành tất cả mọi thứ, không thể học cách loại bỏ những thứ không đáng, không cần và lựa chọn phù hợp.

Hi vọng bạn và tôi có thể đạt được tự do thời gian càng sớm càng tốt, để thời gian có thể giúp bạn trở thành một người có giá trị hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại