Kiến lửa là một loài xâm lấn, ban đầu được đưa đến Mỹ từ Nam Mỹ vào những năm 1930. Kể từ đó, chúng đã lan rộng về phía bắc đến phần lớn miền đông nam Hoa Kỳ. Trong thời gian mưa lớn hay lũ lụt, toàn bộ đàn kiến lửa có thể tụ tập lại với nhau để tạo thành bè duy trì nổi trong nhiều tuần. Hay khi tìm kiếm con mồi, chúng có thể tự tụ lại với nhau để xây "thành lũy" và "đường cao tốc".
Vào tháng 8 năm 2008, một người đàn ông dắt chó đi dạo sau trận mưa lũ ở Chuluota, phía đông Florida đã bắt gặp một đàn kiến lửa. Anh ta đã bị chúng tấn công và ngay lập tức rơi vào tình trạng sốc phản vệ. Tuy nhiên khi được đưa tới bệnh viện, người đàn ông được cho là đã chết.
Vào tháng 6 năm 2006, Janet Shiansky, một phụ nữ 68 tuổi ở Nam Carolina, bị sốc phản vệ và chết sau khi bị kiến lửa tấn công khi đang làm vườn, theo ABC News. Một số con kiến chạy lên giày và đốt vào bàn chân của cô ấy. Chồng cô đã phủi chúng đi để điều trị vết đốt bằng amoniac.
Khi anh quay lại kiểm tra cô sau vài phút, anh thấy cô nằm bất tỉnh trên giường với chiếc kính râm vẫn còn trên mặt. Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện não của cô đã bắt đầu sưng tấy và qua đời vào ngày hôm sau.
Nhà côn trùng học Mike Raupp giải thích: "Đó là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Cổ họng của nạn nhân sẽ sưng lên và mọi người thực sự sẽ chết vì ngạt". May mắn thay, hầu hết mọi người không phản ứng theo cách đó.
Kiến chết người ở Úc
Kiến lửa có họ hàng với kiến nhảy Jack ở Úc, loài này phổ biến nhất ở đông nam Úc và Tasmania, nơi chúng đã giết người hàng năm nhiều hơn cả nhện, rắn, ong bắp cày và cá mập cộng lại. Những con kiến có thể dài một inch (2,54 cm), có màu đỏ và đen với các chân màu vàng và cam, khi bị quấy rầy chúng sẽ nhảy lên, do đó loài kiến này có tên như vậy.
Những tổ kiến nhảy Jack thường ẩn mình dưới những tảng đá. Chúng không cắn nhưng đốt nạn nhân bằng nọc độc, tương tự như ong bắp cày. Phản ứng của nạn nhân sẽ tương tự như phản ứng khi bị kiến lửa cắn, bao gồm: sưng và đỏ cục bộ phát triển, sau đó là mụn mủ trắng và phồng rộp. Đối với những người bị dị ứng, họ có thể đột ngột dừng hô hấp và dẫn đến tử vong.
Kiến chết người ở châu Phi
Nhưng loài kiến đáng sợ nhất chắc chắn là siafu, hoặc kiến safari châu Phi, còn được gọi là kiến quân đội. Những loài kiến này có nguồn gốc từ trung và đông châu Phi và tạo thành các bầy đàn với số lượng lên đến 20 triệu cá thể. Loài kiến này nguy hiểm nhất đối với con người là trong khoảng thời gian hạn hán. Chúng sẽ liên minh với nhau và tạo thành những đội quân có 50 cá thể và tấn công khắp vùng nông thôn để tìm kiếm thức ăn.
Tuy nhiên con người vẫn có thể dễ dàng tránh được sự tấn công của những đội quân này vì chúng đi với tốc độ khoảng 60 feet (gần 13 m) một giờ. Các đội quân này được bảo vệ bởi một lớp kiến chiến binh đặc biệt. Chúng có cái đầu khổng lồ với những chiếc răng hàm lớn giống như gọng kìm với khả năng cắt đáng kinh ngạc.
Vết cắn của những con kiến chiến binh này rất đau và vì hàm của chúng rất mạnh. Ngay cả khi con kiến bị tách ra thành hai mảnh thì đầu của chúng vẫn được giữ lại ở vị trí mà nó đang cắn. Mặc dù thức ăn chủ yếu của chúng thường ăn giun đất, nhưng những đội quân lớn có thể giết chết được bọ cạp sở hữu nọc độc chết người, hay thậm chí là các động vật có vú nhỏ và đôi khi là cả trẻ em.
Một blogger người Texas, người đã có hơn 10 năm sống ở Đông Phi giải thích: "Khi chúng đến một ngôi nhà, chúng sẽ tràn vào khắp bên trong căn nhà. Bầy kiến sẽ ăn tất cả mọi thứ trong tầm nhìn và di chuyển của chúng. Chúng ăn rất ít thức ăn thông thường của chúng tôi, nhưng chúng sẽ ăn tất cả chuột, bọ cạp, nhện,… Chúng sẽ giết và ăn thịt cả chó và mèo nếu chúng cũng bị mắc kẹt trong nhà".
Tuy nhiên điều thú vị là người Maasai (ột nhóm dân tộc thuộc chủng tộc Nilotic bán du mục sinh sống ở Kenya và phía bắc Tanzania) lại sử dụng những đội quân đặc biệt này để loại bỏ các loài sâu bệnh trên cánh đồng và ký sinh trùng trong ngôi nhà của họ. Các gia đình sống trong ngôi nhà làm bằng đất đặc biệt và những đội quân kiến có thể tự do tiến vào và rời khỏi nhà của họ trong vài ngày. Những người truyền giáo sống ở Châu Phi cũng từng làm điều tương tự.
Các nhóm cư dân bản địa khác ở Đông Phi cũng sử dụng khả năng cắn tuyệt vời của những loài kiến này để khâu vết thương, bằng cách cho kiến cắn từng bên vết thương, tạo ra một dạng vết khâu tự nhiên.
Kiến là loài động vật tuyệt vời. Hãy thả một thứ gì đó ngon miệng xuống sàn và chúng sẽ nhanh chóng xây dựng một con đường cao tốc hiệu quả từ tổ của chúng và quay trở lại để mang những mảnh vụn về nhà.
Khả năng này nổi bật đến mức vào những năm 1990, các nhà khoa học máy tính bắt đầu tự hỏi liệu họ có thể bắt chước hành vi của kiến trong các chương trình máy tính được thiết kế để giải quyết các vấn đề phức tạp hay không.
Ngày nay, các thuật toán tối ưu hóa đàn kiến (ACO) được sử dụng rộng rãi để giải quyết các vấn đề trong đó nhiều thành phần cần được kết hợp theo một cách tối ưu nào đó: cho dù đó là quyết định tuyến đường giao hàng của một đoàn xe tải hay thời gian biểu của các bác sĩ trong bệnh viện.