Dùng điện thoại nhiều có thể khiến người trẻ bị 'mọc sừng'

Lê Nam Khánh |

Đây là kết quả của một nghiên cứu khoa học đến từ Đại học Queensland.

Nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Sunshine Coast ở Queensland, Úc mới đây đã tìm ra bằng chứng cho thấy việc sử dụng các thiết bị di động thường xuyên có thể làm thay đổi cấu trúc vật lý của con người. Cụ thể, một phần xương như thể sừng đã xuất hiện trên một số người dùng trẻ tuổi - nhóm người dùng thường xuyên sử dụng các thiết bị nói trên nhất.

Nhóm nghiên cứu theo đó cho biết người dùng thiết bị di động thường xuyên thường nghiêng đầu về phía trước để nhìn màn hình. Động tác này làm thay đổi trọng lượng của đầu từ phần cột sống đến các cơ phía say đầu khiến một phần xương phát triển thêm ở gân và dây chẳng. Phần xương này có cấu trúc như sừng và mọc ra từ đáy của hộp sọ.

“Phát hiện của chúng tôi làm dấy lên quan ngại về sức khoẻ hệ cơ xương khớp của người trẻ và nhấn mạnh nhu cầu can thiếp vào xu hướng này thông qua giáo dục cải thiện tư thế,” nhóm nghiên cứu nói trong báo cáo của mình. 

Được biết, để đưa ra được kết quả này, nhóm nghiên cứu đã xem xét 1.200 hình ảnh chụp X-ray tại Queensland với người tham gia khảo sát thuộc nhiều độ tuổi khác nhau.

Thực tế, điện thoại di động từng được chứng minh có tác động đến sức khoẻ người dùng bằng cách này hay cách khác trong quá khứ. Dù vậy, đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thất cơ thể đã thay đổi để thích nghi với công nghệ mà người dùng tiếp xúc hàng ngày.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại