Đừng cậy trẻ mà muốn ngủ thế nào thì ngủ: Các nhà khoa học cho biết chỉ cần 1 đêm như thế này là bạn cũng có nguy cơ bị bệnh Alzheimer

Huyền Nguyễn |

Ngay cả ngôi sao Hollywood như Mariah Carey, George Clooney và Jennifer Aniston cũng từng trải qua những giai đoạn mất ngủ nghiêm trọng. Tất nhiên, họ cũng lo sợ về ảnh hưởng của điều này lắm chứ.

Giấc ngủ chập chờn, kém chất lượng về đêm làm gia tăng hàm lượng mảng beta-amyloid và protein tau - đều liên quan tới bệnh Alzheimer .

Trong cuộc phỏng vấn với The Hollywood Reporter năm 2012, nam tài tử George Clooney tiết lộ rằng, ông thức dậy tới 5 lần mỗi đêm. Còn năm 2014, người đẹp Jennifer Aniston chia sẻ trong chương trình truyền hình "The Dr Oz", nếu tỉnh giấc lúc 3 giờ sáng, cô gặp rất nhiều khó khăn để ngủ lại.

Clooney và Aniston không phải những người duy nhất gặp rắc rối về giấc ngủ. Duy trì 6-8 tiếng ngủ sâu giấc và không bị ngắt quãng hàng đêm là điều mà nhiều người phải nỗ lực rất nhiều để có được. Tác hại của những đêm ngủ không ngon đã được bàn tới nhiều.

Đừng cậy trẻ mà muốn ngủ thế nào thì ngủ: Các nhà khoa học cho biết chỉ cần 1 đêm như thế này là bạn cũng có nguy cơ bị bệnh Alzheimer - Ảnh 1.
Đừng cậy trẻ mà muốn ngủ thế nào thì ngủ: Các nhà khoa học cho biết chỉ cần 1 đêm như thế này là bạn cũng có nguy cơ bị bệnh Alzheimer - Ảnh 2.

Diễn viên George Clooney và Jennifer Aniston cũng từng trải qua những giai đoạn mất ngủ nghiêm trọng.

Mới đây, một nghiên cứu do nhóm khoa học gia của Viện Quốc gia Mỹ về tình trạng nghiện rượu và lạm dụng chất cồn (NIAAA) tiến hành, chỉ ra rằng, chỉ một đêm mất ngủ thôi cũng có thể dẫn tới tác động tiêu cực cho bộ não của bạn. Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences năm 2018

Theo đó, người trưởng thành trải qua một đêm ngủ không ngon giấc biểu hiện sự gia tăng hàm lượng mảng beta-amyloid trong não. Đây là phế phẩm trao đổi chất được phát hiện trong lớp dịch giữa các tế bào não.

Sự tích tụ của loại protein có đặc điểm dính nhớt này có thể làm gián đoạn liên lạc giữa các tế bào não và từ lâu đã được chứng minh có liên quan đến sự phát triển bệnh Alzheimer - dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất ở người cao tuổi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, tăng lượng mảng beta-amyloid không có mối liên hệ với nguy cơ thuộc di truyền đối với bệnh Alzheimer.

Đừng cậy trẻ mà muốn ngủ thế nào thì ngủ: Các nhà khoa học cho biết chỉ cần 1 đêm như thế này là bạn cũng có nguy cơ bị bệnh Alzheimer - Ảnh 3.

Một nghiên cứu khác của Trường Y, Đại học Washington ở St Louis (Mỹ), được công bố trên mạng hồi đầu năm nay trên tạp chí điện tử Science, cho kết quả, thiếu ngủ làm tăng hàm lượng của protein đóng vai trò chủ chốt trong bệnh Alzheimer.

Tình trạng tích tụ protein này trong não có thể đẩy nhanh quá trình suy giảm nhận thức. Nghiên cứu của Trường Y Đại học Washington được tiến hành trên cả chuột và người, cho thấy, giấc ngủ bị đứt quãng khiến protein gây hại này tăng lên nhanh chóng và từ đó, lan rộng ra theo thời gian.

Loại protein này thậm chí còn được tìm thấy trong não bộ những người khỏe mạnh, được giải phóng định kỳ khi chúng ta thức để học tập, làm việc… Nhưng khi ngủ, quá trình giải phóng protein này chậm lại.

Điều mà các nhà khoa học khám phá ra là việc thiếu ngủ gây cản trở quá trình này, do đó, dẫn tới tình trạng tích tụ của chúng, tăng khả năng chúng kết hợp lại thành đám rối, ảnh hưởng đến não bộ.

Ngoài việc tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, một đêm không ngon giấc thậm chí còn tác động tới chúng ta theo nhiều cách khác.

Tiến sĩ Kenneth Tsang, cố vấn dược phẩm hô hấp tại Bệnh viện Hong Kong Adventist, giải thích, thiếu ngủ có thể làm gia tăng mức độ căng thẳng, lo âu, đẩy chúng ta vào tâm trạng xấu, khiến ta khó tập trung hơn. Những vấn đề về giấc ngủ cũng liên quan tới các rối loạn tâm lý , như trầm cảm.

Đừng cậy trẻ mà muốn ngủ thế nào thì ngủ: Các nhà khoa học cho biết chỉ cần 1 đêm như thế này là bạn cũng có nguy cơ bị bệnh Alzheimer - Ảnh 5.

Nhưng đó chưa phải là tất cả.

Các nghiên cứu khác cũng kết luận rằng, ngủ ít hơn 7-8 tiếng/đêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường.

Những người bị bệnh viêm mãn tính như thấp khớp, bệnh Crohn cũng đối mặt với nguy cơ tái phát bệnh nếu thiếu ngủ.

Để có một giấc ngủ đêm trọn vẹn, tiến sĩ Tsang cho biết, không nên dựa dẫm vào các loại thuốc ngủ từ đêm này qua đêm khác. Nếu bạn gặp rắc rối khi muốn đi vào giấc ngủ hay liên tục tỉnh giấc trong đêm, có thể hiệu quả hơn nếu tìm hiểu nguyên nhân ở đâu và sau đó tìm ra cách xử lý.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại