Đừng cầm iPhone chụp ảnh thứ này vào ngày 8/4 tới đây: Nếu cố tình làm, camera của bạn sẽ cháy

Mạnh Kiên |

Lời khuyên của nhà sản xuất điện thoại là bạn không nên chụp ảnh, thậm chí là nhìn bằng mắt thường khi hiện tượng này xảy ra.

Đừng giơ iPhone lên chụp ảnh nhật thực

Vào ngày 8/4 tới đây, hàng triệu người ở Bắc Mỹ sẽ được chứng kiến hiện tượng nhật thực toàn phần kỳ thú, khi mặt trăng đi ngang qua mặt trời, mang lại khoảnh khắc bóng tối bao phủ giữa ban ngày.

Khi điều này xảy ra, lời khuyên cho tất cả mọi người là không bao giờ nhìn thẳng vào mặt trời, ngay cả trong giai đoạn bị che khuất một phần hay bị che khuất hoàn toàn, vì việc tiếp xúc lâu với ánh sáng có thể dẫn đến tổn thương mắt nghiêm trọng, theo NASA.

Còn việc chụp ảnh và quay video bằng điện thoại thông minh thì sao?

Cho dù bạn đang sử dụng iPhone hay điện thoại Android, các nhà sản xuất điện thoại lẫn nhà sản xuất phụ kiện và giới chuyên gia đều có chung nhận định rằng, giống như đôi mắt của bạn, cảm biến camera mỏng manh của điện thoại không thể tiếp xúc với ánh sáng quá lâu. Việc cố tình chụp ảnh hoặc ghi hình bằng smartphone sẽ khiến camera bị hỏng.

Đừng cầm iPhone chụp ảnh thứ này vào ngày 8/4 tới đây: Nếu cố tình làm, camera của bạn sẽ cháy- Ảnh 1.

Theo BGR, lý do là bởi ống kính trong điện thoại hoặc máy ảnh thông thường không được thiết kế để lọc các tia nắng cường độ cao mà mặt trời phát ra. Việc sử dụng máy ảnh hoặc điện thoại sẽ khiến tia nhiệt tập trung mang sức nóng có thể làm tan chảy thấu kính bên trong.

Trong khi đó, nếu sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn để nhìn nhật thực, theo lý thuyết nó có thể làm tan chảy mắt bạn.

Đó là một rủi ro đáng sợ và đó là lý do tại sao rất nhiều nhiếp ảnh gia chụp ảnh mặt trời sử dụng các bộ lọc đặc biệt để giúp bảo vệ ống kính và mắt của họ khỏi tia cực tím.

Bạn có thể mua các bộ lọc nhỏ gắn vào điện thoại hoặc nếu sử dụng máy ảnh để chụp ảnh nhật thực, hãy sử dụng thiết bị chuyên dụng.

"Đối với những người muốn theo dõi sự kiện, họ có thể mua kính lọc ánh sáng mặt trời cho camera điện thoại thông minh với mức giá khá hợp lý", Runar Bjorhovde, nhà phân tích tại Canalys đưa ra lời khuyên.

"Chúng ta cũng đừng quên rằng rủi ro lớn nhất từ nhật thực là đối với mắt của người đang quan sát. Tác động của nhật thực đối với mắt sẽ khó chữa trị hơn rất nhiều so với việc thay thế camera điện thoại thông minh".

Các chuyên gia từ Halide Camera, ứng dụng iOS cung cấp các tính năng chụp ảnh chuyên sâu trên iPhone cũng đề xuất chỉ chụp ảnh đúng vào thời điểm nhật thực và chỉ trong thời gian ngắn.

Đừng cầm iPhone chụp ảnh thứ này vào ngày 8/4 tới đây: Nếu cố tình làm, camera của bạn sẽ cháy- Ảnh 2.

Vào thời điểm đó, mặt trời bị mặt trăng che phủ sẽ làm giảm cường độ sáng, phần nào giảm thiểu tác động lên cảm biến điện thoại của bạn. Ngoài ra, người dùng có thể điều chỉnh mức độ phơi sáng, tốc độ ánh sáng và f/stop để phù hợp với màu sắc của mặt trời khi bị che khuất.

Trong các giai đoạn khác của nhật thực, khi mặt trời lộ ra nhiều hơn, hình ảnh đầu ra của điện thoại có thể sẽ bị mờ, quá sáng và không thể sử dụng được.

Lời khuyên cơ bản là chỉ chụp hoặc ghi hình nhật thực khi điện thoại được trang bị thiết bị chuyên dụng, chẳng hạn như phụ kiện ống kính tele để chụp ở khoảng cách xa, bộ lọc ánh sáng mặt trời và chân máy hoặc gậy selfie để ổn định.

Vì sao nhật thực năm 2024 được chờ đón?

Theo Space.com, vào ngày 8/4, hàng chục triệu người dân ở miền bắc Mexico, Mỹ và đông nam Canada sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng nhật thực toàn phần được đánh giá là tuyệt vời nhất trong hàng trăm năm qua.

Lần nhật thực toàn phần gần nhất ở Mỹ đã xuất hiện từ tận năm 1806, với thời gian kéo dài tới 4 phút 55 giây.

Có nhiều lý do khiến nhật thực toàn phần năm 2024 được mong đợi, bao gồm việc đây là nhật thực toàn phần tối nhất ở Mỹ trong vòng 217 năm và sẽ chỉ xuất hiện lần nữa vào năm 2033.

Khoảng 31 triệu người sống tại các khu vực của 15 bang tại Mỹ nằm bên trong đường đi của nhật thực toàn phần năm nay. Cùng với đó, có khoảng 40 triệu người ở miền bắc Mexico và Canada sẽ được chiêm ngưỡng sự kiện có một không hai.

Ngoài ra, người Mỹ có thể nhìn thấy được Sao chổi 12P/Pons-Brooks trong hiện tượng lần này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại