Dùng cá nhỏ làm “mồi câu”, 2 người đàn ông thu về hơn 40 kg cá sông nhưng bị cảnh sát phạt gần 40 triệu đồng: Nguyên nhân ít ai ngờ tới!

Ánh Lê |

Những tưởng có thể thu về mối hời ngon lành vì phương pháp câu cá độc lạ, 2 người đàn ông Trung Quốc này chẳng thể ngờ mình đang tự rước họa vào thân.

Dùng cá nhỏ làm “mồi câu”, 2 người đàn ông thu về hơn 40 kg cá sông nhưng bị cảnh sát phạt gần 40 triệu đồng: Nguyên nhân ít ai ngờ tới! - Ảnh 1.

Tai họa không ngờ tới

Hai người đàn ông họ Lưu và và họ Đoàn ở Thâm Quyến, Trung Quốc, có chung sở thích là câu cá. Sau nhiều lần đi câu cùng nhau, cả hai đã trở thành anh em tốt. Hầu như ngày nào họ cũng hẹn nhau đi câu. Tuy nhiên gần đây, con sông mà 2 người thường tới lại không còn nhiều cá như trước nữa. Vì vậy, hai anh em này quyết định đi tìm “địa bàn” mới để tác nghiệp.

Sau vài lần khảo sát thực tế, anh Lưu và anh Đoàn phát hiện ra một con sông mới - nơi có rất nhiều cá nhỏ sống theo đàn. Họ cho rằng nguồn cung dồi dào này sẽ là một món hời khi cá câu được vừa có đủ ăn, vừa có thể bán. Thế nhưng thực tế lại khó hơn cả hai suy tính vì cá không cắn câu.

Dùng cá nhỏ làm “mồi câu”, 2 người đàn ông thu về hơn 40 kg cá sông nhưng bị cảnh sát phạt gần 40 triệu đồng: Nguyên nhân ít ai ngờ tới! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: 163.com

Sau nhiều lần thử bằng những cách khác nhau, anh Lưu và anh Duẩn nhận thấy phải sử dụng thủ thuật với những đàn cá “thông minh” này. Dựa theo lời cổ nhân “chim chết vì ăn, cá chết vì mồi”, cả hai mang theo một lượng lớn cá chạch nhỏ đổ xuống sông rồi buông lưới chờ cá tự đến “nộp mạng”.

Đúng như dự tính, cá ở dưới sông nhanh chóng tụ tập lại để tranh nhau mồi ngon. Anh Lưu và anh Đoàn sung sướng vì bắt được những mẻ cá lớn. Từng thúng cá chất thành đống với nhiều loại cá như cá tráp đỏ, cá chép bạc … với tổng khối lượng lên đến hơn 40 kg.

Ngư dân xung quanh thấy vậy nửa ghen tị, nửa bức xúc vì tài nguyên cá ở con sông này sớm sẽ cạn kiệt nên đã tố cáo hành vi này của họ với cảnh sát. Thế nhưng hai người họ chẳng quan tâm vì tin rằng những con giun đất dùng làm mồi cũng là sinh vật sống, so với cá chạch thì không khác gì nhau.

Dùng cá nhỏ làm “mồi câu”, 2 người đàn ông thu về hơn 40 kg cá sông nhưng bị cảnh sát phạt gần 40 triệu đồng: Nguyên nhân ít ai ngờ tới! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: 163.com

Tuy nhiên, trong lúc 2 anh em họ Lưu và họ Đoàn đang hớn hở thu hoạch cá thì cảnh sát đã đến tận nơi, tịch thu tất cả “chiến lợi phẩm”. Sau đó, Viện kiểm sát tại địa phương cáo buộc cả hai đánh bắt thủy sản trái phép và thậm chí còn đệ đơn kiện hình sự vì xâm phạm lợi ích cộng động lên Tòa án quận Diêm Điền, Thâm Quyến, Trung Quốc).

Tại sao việc câu cá bằng cá chạch là bất hợp pháp?

Vụ việc này đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi trong dư luận với 2 luồng ý kiến trái chiều. Một bên cho rằng cá chạch cũng như giun đất - đều là mồi sống. Vậy nếu dùng giun đất được thì tại sao dùng cá chạch lại phạm pháp? Phía còn lại cho rằng nếu tiếp tục đánh bắt như vậy thì các loài cá ăn thịt sẽ bị đánh bắt hết. Chỉ còn lại cá ăn rêu cỏ sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái trong hồ.

Theo đó, mồi sống có khả năng thu hút cá săn mồi hơn các loại mồi khác, nên phương pháp đánh bắt này sẽ khiến một số lượng lớn cá ăn thịt nhanh chóng bị mắc bẫy, gây ảnh hưởng đến cân bằng cũng như tàn phá hệ hệ sinh thái thủy sinh sông ngòi. Mặt khác, cá chạch sống mà Lưu và Duẩn thả xuống nước có khả năng sinh sản rất mạnh nên còn tiềm ẩn thêm nhiều rủi ro khác.

Dùng cá nhỏ làm “mồi câu”, 2 người đàn ông thu về hơn 40 kg cá sông nhưng bị cảnh sát phạt gần 40 triệu đồng: Nguyên nhân ít ai ngờ tới! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: 163.com

Luật hình sự Trung Quốc quy định người nào vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản vì đánh bắt ở khu vực cấm hoặc sử dụng công cụ, phương pháp sai trái, nếu tình tiết nghiêm trọng thì bị phạt tù không quá 3 năm, giam giữ hình sự hoặc phạt tiền. Sau khi xem xét kỹ hành vi sai phạm, anh Lưu bị kết án 4 tháng tạm giam và 7 tháng đình chỉ đi câu. Anh Đoàn cũng bị giam giữ 3 tháng và bị đình chỉ câu 6 tháng.

Ngoài ra, 2 người họ còn phải đền bù số tiền 11.918 NDT (gần 40 triệu đồng) để bồi thường thiệt hại cũng như mua cá giống để phục hồi nguồn lợi thủy sản trên con sông đã đánh bắt.

Duy trì cân bằng sinh thái là sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ nguồn lợi cá và đảm bảo rằng chúng ta vẫn còn cá để câu trong tương lai. Qua câu chuyện này, mọi người cũng nên nâng cao nhận thức để tránh tình huống phải nhận mức phạt nhớ đời như 2 người đàn ông trên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại