1. Rửa các loại quả mọng bằng giấm loãng:
Khi mua các loại quả mọng như dâu tây, dâu tằm, quả mâm xôi… bạn nên rửa chúng với một hỗn hợp dấm và nước (theo tỷ lệ 1:3).
Sau đó, rửa sạch lại với nước và lau khô hoàn toàn. Hỗn hợp này có tác dụng tẩy sạch, chống nấm mốc đồng thời kéo dài tuổi thọ của chúng đến cả tuần.
2. Bọc rau diếp, rau sống trong khăn giấy:
Lỡ mua quá nhiều rau diếp cho món salad nên còn dư? Bạn đừng lo! Cất những lá còn sót lại trong một cái bát hoặc hộp kín rồi đặt một miếng khăn giấy phía trên, sau đó đậy nắp hoặc bọc kín bát bằng màng bọc thực phẩm.
Khăn giấy sẽ hấp thụ độ ẩm vốn là nguyên nhân khiến lá rau bị ủng và đổi màu. Nhớ thay khăn giấy khi nó đã ẩm ướt nhé!
3. Thoa nước cốt chanh lên quả bơ:
Quả bơ có chứa các enzyme sản sinh ra sắc tố màu nâu khi tiếp xúc với oxy, đó là lý do tại sao bơ bị héo nhanh chóng và màu sắc trông không còn ngon mắt sau khi cắt.
Để tránh điều này, bạn hãy rưới lên nó một ít nước cốt chanh hoặc lấy miếng chanh trực tiếp thoa đều lên mặt quả. Các axit citric sẽ giúp ngăn chặn bơ bị ngả màu nâu ít nhất một ngày.
Bạn cũng có thể lưu trữ bơ lát với hành tây thái mỏng. Các loại khí làm cho đôi mắt của bạn bị cay khi cắt hành cũng ngăn chặn quá trình oxy hóa trong quả bơ theo cách tương tự.
Bạn không cần lo lắng hành tây sẽ làm ảnh hưởng đến vị bơ, vì hành tây chỉ chạm vào phần bên ngoài của bơ, sẽ không ảnh hưởng gì đáng kể tới hương vị.
4. Lưu trữ cà rốt trong nước:
Để tránh cho cà rốt bị héo thì điều đầu tiên khi mua bạn nên chọn mua các củ cà rốt còn nguyên phần lá xanh (lá có thể “kéo” các chất dinh dưỡng ra khỏi rễ).
Cà rốt được bảo quản tốt nhất trong môi trường ẩm, do đó, hãy đặt chúng vào trong một hộp hoặc thùng kín chứa đầy nước, đậy nắp hoặc bọc kín lại bằng màng bọc thực phẩm, và lưu trữ trong tủ lạnh.
Nếu bạn không muốn ngâm cà rốt trong nước thì có thể bọc chúng trong túi xốp khí. Cách này giúp duy trì độ ẩm để cà rốt tươi ngon nhưng thời hạn bảo quản sẽ ngắn hơn so với ngâm trong nước.
5. Đừng cắt chanh làm đôi:
Nếu bạn chỉ cần một ít nước ép thuộc họ cam chanh cho công thức đồ uống của mình mà không muốn lãng phí cả quả.
Hãy đâm thủng vài lỗ ở quả chanh bằng que xiên hoặc nĩa thức ăn thay vì cắt đôi nó ra. Bằng cách này, bạn có thể ép lấy lượng nước bạn cần mà không làm uổng phí cả quả chanh.
6. Bọc hành tây trong tất giấy, tất lưới:
Nghe có vẻ lạ, nhưng vật liệu lưới mỏng giống như tất giấy, tất lưới lại cung cấp đủ không khí cho rau củ, giúp họ vẫn được ở trong môi trường bình thường mà vẫn đảm bảo điều kiện bảo quản, giúp duy trì độ tươi ngon.
Đơn giản, chỉ cần cho hành tây vào tất, buộc thắt nút giữa mỗi củ. Nhưng mách nhỏ là bạn nên sử dụng một đôi tất mới thay vì dùng tất cũ nếu không muốn mùi hôi chân ám vào thực phẩm.
7. Bảo quản khoai tây chung với táo:
Táo tạo ra khí ethylene có thể giữ cho khoai tây của bạn tươi hơn trong hơn tám tuần. Giờ thì bạn không phải lo lắng khoai tây bị mọc mầm nếu để quá lâu rồi nhé!
8. Ngâm táo cắt lát trong nước muối:
Táo cắt lát là một món ăn lý tưởng hay trộn kèm salad cũng rất tuyệt. Nhưng chúng rất mau bị thâm đen khiến miếng táo trông không còn hấp dẫn.
Hãy ngâm những lát táo còn lại vào trong một bát nước muối lạnh để ngăn chặn quá trình oxy hóa (nhưng không quá ½ muỗng cà phê muối trong mỗi lít nước).
Sau năm phút, vớt những lát táo ra, vẩy ráo hoặc thấm thật khô rồi cho vào hộp hoặc túi kín, đặt vào ngăn mát tủ lạnh.
9. Bọc cần tây trong giấy nhôm:
Không giống như túi nilon bình thường, dùng giấy nhôm để bọc rau cần tây lại giúp cho khí nóng ethylene dễ dàng thoát ra ngoài.
Khí ethylene bị “mắc kẹt” trong túi nilon là nguyên nhân gây mất độ ẩm và khiến sự hư hỏng xảy ra nhanh hơn.
Hy vọng với bí kíp trên đây bạn sẽ biết cách để bảo quản rau quả tươi lâu chẳng lo bị thối hỏng.