Thời gian gần đây, ở Trung Quốc có một thuật ngữ mới xuất hiện, đó là "người nghèo có bằng cấp cao". Cụm từ này chỉ những những thanh niên tốt nghiệp từ những trường đại học danh tiếng nhưng không tìm được việc làm. Một số có công việc nhưng lại chỉ là công việc tạm bợ, không phù hợp với ngành học, không có tiềm năng phát triển,...
Tại sao những đứa trẻ mà chúng ta cố gắng hết sức để bồi dưỡng, những tưởng có tương lai tươi sáng lại trở thành "người nghèo có bằng cấp cao"?
Trong một chương trình thực tế của Trung Quốc, có một thanh niên tốt nghiệp Thạc sĩ của Đại học Thanh Hoa - một trong những ngôi trường top đầu Trung Quốc và châu Á. Tuy học vấn cao nhưng anh chàng này lại khiến nhiều người ái ngại khi có những hành động EQ thấp, chẳng hạn ngồi nhầm vào chỗ của lãnh đạo, làm phiền khi đồng nghiệp đang bận rộn công việc, không hiểu được yêu cầu của cấp trên,...
Thực tế, trình độ học vấn cao không phải là tấm vé chung kết cho cuộc đời một đứa trẻ. Nếu một đứa trẻ không có trí tuệ cảm xúc cao để hòa hợp với xã hội, với những người xung quanh thì việc bị đào thải chỉ là vấn đề thời gian. Từng có rất nhiều câu chuyện của những người tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ nhưng vì không thích ứng được với xã hội nên thất nghiệp, chỉ có thể làm các công việc lao động tay chân.
Nói về điều này, một nhà hoạch định sự nghiệp nổi tiếng từng nhận định: Điều nhà trường muốn là khả năng viết lách, bằng cấp nhưng điều mà môi trường làm việc mong muốn là những khả năng, giá trị khác ngoài trình độ học vấn.
Vì vậy, nếu giáo dục chỉ thuần túy cho các kỳ thi và điểm số được coi là tiêu chí đánh giá duy nhất thì những đứa trẻ được nuôi dạy có thể chiến thắng trong kỳ thi tuyển sinh đại học nhưng sẽ không thể thắng được các kỳ thi lớn trong tương lai.
Việc mù quáng học trên sách vở và bỏ qua việc trau dồi khả năng toàn diện sẽ chỉ nuôi dạy nên một đứa trẻ có điểm cao trên trường và khả năng thích ứng thấp ngoài xã hội. Giáo dục thiển cận không thể nuôi dạy trẻ em có tương lai.
Trưởng thành là việc cả đời, cha mẹ không nên rèn luyện con mình trở thành những kẻ trống rỗng chỉ biết học hỏi. Thay vào đó, cần dạy con có tính cạnh tranh xã hội. Ngoài điểm số, cần chú trọng 4 chìa khoá này:
1. Thể chất cường tráng: Nền tảng để trẻ trở nên tài năng hơn
Bạn có để ý rằng sức khỏe thể chất của thế hệ trẻ em ngày nay đang ngày càng kém đi. Một số trẻ bị thoát vị đĩa đệm, gan nhiễm mỡ nặng khi còn nhỏ. Một số trẻ bị đột quỵ sau khi chơi thể thao,... Khi nuôi dạy một đứa trẻ, đừng để chúng trở thành một người "mỏng manh".
Dù thành tích của con bạn có tốt đến mấy, tương lai có triển vọng đến mấy mà không có một cơ thể khoẻ mạnh, sức khoẻ thể chất tốt thì mọi thứ đều vô ích. Ngược lại, một cơ thể tốt, lúc nào cũng tràn đầy năng lượng thì sẽ có ích hơn rất nhiều trong học tập và làm việc.
2. Khả năng học tập liên tục: Giúp trẻ không ngừng phát triển
Có một câu chuyện như sau: Một thanh niên sau khi tốt nghiệp đại học tìm được công việc phù hợp với chuyên môn. Nhưng sau vài năm làm việc, anh nhận thấy công việc của mình có nhiều mảng có thể bị thay thế bởi công nghệ tự động hoá. Chính vì vậy, anh đã tận dụng những lúc rảnh rỗi, học thêm nhiều kỹ năng mới. Nhờ vậy, anh không những không bị sa thải mà còn có thêm thu nhập/
Trong thời đại phát triển nhanh chóng này, trình độ học vấn tiếp tục giảm sút nhưng khả năng học tập có thể tiếp tục nâng cao giá trị của một người. Vì vậy, thầy cô, cha mẹ không nên chỉ dạy trẻ đáp án của một bài tập mà cần dạy trẻ khám phá, tư duy, nâng cao kỹ năng giải quyết bài tập.
Trẻ em có khả năng học tập tốt có thể tiếp tục tiến bộ và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
3. Khả năng ứng xử với con người: Chìa khóa liên kết các nguồn lực
Trên thực tế, con người là động vật có tính bầy đàn, mang bản chất bầy đàn giống như loài ong, kiến, bò hay ngựa… Trẻ em không hòa nhập được sẽ khó phát triển trong xã hội.
Một chuyên gia giáo dục từng đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải trau dồi khả năng ứng xử với mọi người của trẻ nhỏ. Bởi vì kỹ năng xã hội mạnh mẽ có thể mang lại những "mối quan hệ" và "sự hợp tác" tốt hơn, thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.
Ngược lại, việc không hiểu rõ về giao tiếp giữa các cá nhân sẽ cản trở trẻ trong mọi mặt của cuộc sống và bỏ lỡ nhiều cơ hội. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ không nên quá chú trọng vào điểm số mà nên trau dồi kỹ năng xã hội cho con, khuyến khích con lắng nghe, đồng cảm, bày tỏ.
Trẻ giỏi giao tiếp có thể tiến xa hơn trong tương lai.
4. Mục tiêu lâu dài: Dẫn dắt trẻ tiến về phía trước
Một cuộc khảo sát kéo dài 10 năm với một nhóm người, cho thấy: Chỉ 3% số người có mục tiêu cụ thể và họ có thể đạt được thành công đáng kể trong lĩnh vực tương ứng của mình; 97% những người không có mục tiêu hầu như không có sự cải thiện nào trong công việc, cuộc sống và thành tích cá nhân, ngoại trừ việc già đi cả chục tuổi.
Mục tiêu quyết định tương lai của một đứa trẻ. Nếu không có mục tiêu, đứa trẻ sẽ phải sống một cuộc sống tầm thường.
Muốn con vượt trội, cha mẹ phải giúp con đặt ra mục tiêu để phấn đấu và khuyến khích con đạt được mục tiêu đó.
Với điều gì đó đáng mong đợi trong lòng, trẻ em sẽ không bị chán nản hay rút lui vì những trở ngại và khó khăn nhất thời. Một chuyên gia giáo dục gia đình cho biết: "Sự khôn ngoan trong giáo dục của cha mẹ sẽ che giấu hình dáng con cái họ sau 20 năm nữa. Nhưng nếu không biết phương pháp đúng, họ sẽ dẫn con mình vào con đường sai lầm".
Để xem con có giỏi hay không, kết quả nhất thời không thể quyết định được điều gì. Điều quan trọng nằm ở chiến lược mà cha mẹ sử dụng để nuôi dưỡng và giáo dục con cái.
Vì vậy, đừng chỉ tập trung vào điểm số và điểm số.