Ngày 30/7, tờ RT xuất bản bài viết: "Don’t walk into Trump’s & his poodle Johnson’s trap: German govt split over sending navy to Gulf" (Tạm dịch: Đừng bước vào bẫy của Trump và "chú chó xù" Johnson của ông ta: CP Đức chia rẽ (trong việc) gửi hải quân đến vùng Vịnh).
Nhằm giúp độc giả có cái nhìn đa chiều về quan điểm trong nội bộ các nước phương Tây, cụ thể là Đức liên quan tới cuộc khủng hoảng tại vùng Vịnh, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.
"Tranh cãi nảy lửa"
Một viễn cảnh các tàu chiến Đức được cử đi tuần tra “điểm nóng” - eo biển Hormuz đã gây ra một cuộc tranh luận ở Berlin. Các nhà phê bình đang cảnh báo và phản đối lại một chiến dịch tiềm năng do Hoa Kỳ và Vương quốc Anh lãnh đạo.
Những người ủng hộ kế hoạch tuần tra do London đề xuất nói rằng Đức nên tham gia vì vấn đề này là một phần của thương mại toàn cầu.
“Hiếm có quốc gia nào phụ thuộc vào việc tự do vận chuyển quốc tế như “nhà vô địch xuất khẩu” Đức”, cựu đặc phái viên tại Hoa Kỳ Wolfgang Ischinger nói với tờ Die Welt. “Điều đó nói rằng, người Đức không nên đứng bên lề và nhìn đồng hồ”, Ischinger lập luận.
Bình luận của Ischinger được lặp lại bởi Hiệp hội các ngành công nghiệp có ảnh hưởng của Đức, nơi mà chủ tịch của nó bình luận với báo chí rằng trách nhiệm (của Đức) sẽ là một câu hỏi về sự đoàn kết giữa những người châu Âu.
Lính Hải quân Đức bên cạnh tàu chiến (Ảnh REUTERS)
Phe đối lập phản đối đề xuất cảnh báo rằng các sự kiện (leo thang ở eo biển Hormuz) cuối cùng có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.
“Đức không nên bước vào cái bẫy của (Tổng thống Mỹ Donald) Trump và “chú chó xù” (Thủ tướng Anh Boris Johnson) và để mình bị dẫn đến một cuộc xung đột hoặc là một phần bị động trong cuộc chiến chống lại Iran”, bình luận của Sev Dagdelen, một nghị sĩ cánh tả, được tờ Deutsche Welle trích dẫn như một lời cảnh báo.
Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đối tác liên minh chính trong chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel, cũng không có ý kiến gì về ý tưởng này.
Karl-Heinz Brunner, một thành viên SPD và cũng kiêm nhiệm vị trí trong ủy ban quốc phòng của quốc hội Đức, nói rằng trong khi vận tải biển là quan trọng, việc đảm bảo an toàn cho nó có thể được thực hiện thông qua ngoại giao.
“Trong tình hình hiện tại, các lựa chọn quân sự có thể góp phần gây mất ổn định hơn nữa", Brunner cảnh báo. Sau đó một ngày, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Berlin nói với hãng tin DPA rằng Washington đã chính thức yêu cầu Đức bắt tay vào nhiệm vụ “chống lại sự xâm lược” của Iran.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tuyên bố rằng chính phủ Đức phải hiểu rõ rằng cần phải thực thi bảo vệ tự do hàng hải... Câu hỏi của chúng tôi là, nó sẽ được bảo vệ bởi (những) ai?".
Một khinh hạm Đức được chụp trong căn cứ hải quân của Wilhelmshaven (Ảnh REUTERS)
Hải quân "Bất lực"
Tuần trước, Vương quốc Anh kêu gọi nỗ lực chung để bảo vệ sự an toàn ở eo biển Hormuz, một tuyến đường thủy hẹp nhưng quan trọng nối Vịnh Ba Tư với Ấn Độ Dương.
Lời kêu gọi được thực hiện ngay sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắt giữ tàu chở dầu Stena Impero của Anh.
Vụ bắt giữ diễn ra sau một vụ việc mà trước đó trong đó cảnh sát Hoàng gia Anh và Cảnh sát Gibraltar đã bắt giữ siêu tàu chở dầu Iran Grace 1 ngoài khơi bờ biển phía nam Tây Ban Nha.
London cho biết con tàu bị nghi mang dầu đến Syria vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU), nhưng Tehran phủ nhận mọi hành vi sai trái.
Tehran đã đả kích vào sứ mệnh tuần tra chung tương lai của châu Âu, nói rằng các quốc gia phương Tây sẽ gây nguy hiểm cho an ninh ở vùng biển chủ yếu được chia sẻ giữa Iran, UAE và Oman.
"Đó là một nỗ lực mà tự nó đã mang một thông điệp thù địch, khiêu khích và sẽ làm gia tăng căng thẳng", phát ngôn viên chính phủ Iran Ali Rabiei được AFP dẫn lời.
Một lính Hải quân Đức đứng ở một điểm quan sát trên Khinh hạm Hamburg đang cập cảng Rashid, Dubai (Ảnh REUTERS)
Hãy gạt các cuộc khẩu chiến sang một bên, việc gửi tàu chiến đến vùng Vịnh có thể giống như một "nhiệm vụ bất khả thi" cho quân đội Đức.
Năm 2018, nhiều thông tin cho rằng Hải quân Đức không thể huy động các tàu chiến có khả năng chiến đấu và có 6 trong số 15 khinh hạm (hay còn được gọi là hộ tống hạm) đã ngừng hoạt động.
Còn các tàu chiến thế hệ mới hiện đang trong quá trình thử nghiệm hoặc đang được chế tạo.
Hans-Peter Bartels, một thành viên SPD có ảnh hưởng, nói rằng "không một chiếc nào trong số khinh hạm Type-125 có khả năng tham gia các lực lượng hải quân".
Không những vậy, các tàu phụ trợ phải chịu số phận tương tự, với hai tàu bổ sung của Hải quân Đức, "Berlin" và "Bon" hiện đã được gửi đi tái trang bị trong 1 năm rưỡi nữa.
Bartels cũng nói rằng tình hình rất đáng lo ngại vì sự quan liêu trong các cơ quan quốc phòng cũng như sự miễn cưỡng của các nhà thầu quân sự trong việc cung cấp phụ tùng cần thiết đúng hạn.
"Việc thiếu tàu cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến khả năng của Đức trong các hoạt động ngoài nước. Sẽ không có nhiệm vụ hàng hải mới nào được thực hiện cho NATO, EU hay Liên Hiệp Quốc nữa".
Đây không phải là lần đầu tiên tình trạng tồi tệ của Hải quân Đức được chú ý.
Năm 2017, truyền thông nước này cũng đưa tin rằng Hải quân Đức đã "mất sạch" hạm đội tàu ngầm, sau khi tất cả các tàu ngầm đều đang được bảo trì hoặc bị vô hiệu hóa do không thể sửa chữa.
Hạm đội hùng mạnh của Hải quân Đức gồm 6 tàu ngầm và 55 tàu mặt nước các loại đã trở thành quá khứ