Hãng Boeing sẽ giới thiệu một biến thể của trực thăng CH-47F Chinook được cho là có thêm khả năng tiếp nhiên liệu trên không.
Dòng CH-47 đang được sử dụng rộng rãi cho các nhiệm vụ tấn công đường không, vận tải, tải thương, hậu cần và nhân đạo bởi hàng chục quốc gia trên thế giới.
Trong khi đó, Sikorsky sẽ dự thầu bằng trực thăng CH-53K King Stallion - một phiên bản cải tiến mới nhất của dòng trực thăng CH-53 được hãng này phát triển cho Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Hiện Không quân Đức đang quản lý, vận hành khoảng 110 chiếc CH-53G do Sikorsky sản xuất dành riêng cho lực lượng không quân lục quân Đức từ những năm đầu 1970.
Lực lượng này sau đó bàn giao toàn bộ phi đội trực thăng này cho Không quân Đức vào đầu năm 2013.
Trực thăng CH-47F Chinook của Lục quân Mỹ.
Để đáp ứng yêu cầu tăng cường năng lực vận tải bằng trực thăng hạng nặng trong thời kỳ mới, nhất là các nhiệm vụ đa quốc gia trong khối NATO cũng như Liên hợp quốc, Không quân Đức cần một loại máy bay mới trong tương lai.
Trong suốt thời gian này, trực thăng CH-53G đã nhiều lần được nâng cấp khung máy bay nâng cấp, hệ thống nâng hạ hàng hóa, hệ thống điện tử, động cơ và cánh quạt để nâng cao khả năng vận chuyển cũng như tuổi thọ để có thể phục trong quân đội Đức tới năm 2030.
Theo chương trình trực thăng hạng nặng mới (Schwerer Transporthubscrauber - STH), Không quân Đức yêu cầu các đơn vị dự thầu phải cung cấp các máy bay trực thăng hạng nặng đa nhiệm có thể chở người, trang thiết bị với trọng lượng toàn tải từ 20 tấn trở lên.
Trực thăng CH-53K King Stallion của Thủy quân Lục chiến Mỹ. |
Những nhà thầu nào có thể sản xuất máy bay cho Không quân Đức ngay tại nước này sẽ là một lợi thế. Hiện Boeing đã bắt tay với một số công ty Đức như Aircraft Philipp, CAE Elektronik, Diehl Defence, Honeywell, Liebherr-Aerospace, Reiser Simulation&Training, và Rolls-Royce.
Trong khi đó, các đối tác Đức của Sikorsky là Hensoldt, Liebherr-Aerospace, MTU, Rheinmetall, và ZF.
Không quân Đức dự tính sẽ chi khoảng 6,4 tỷ USD để mua từ 40-60 trực thăng vận tải hạng nặng mới. Lực lượng này sẽ tiếp nhận các hồ sơ cho tới tháng 6 năm nay, sau đó sẽ ký hợp đồng trong năm 2021 và nhận lô máy bay đầu tiên vào năm 2024.