GS Nguyễn Thị Dụ, nguyên Chủ tịch Hội Chống độc Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết nhiễm độc chì rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ vì hậu quả có thể kéo dài suốt cuộc đời.
Nhiễm chì nhẹ thì không có triệu chứng, nhưng dù có nhẹ thì theo các chuyên gia cũng đã làm suy giảm trí nhớ, chỉ số IQ giảm, làm ảnh hưởng tới cả 1 thế hệ.
Ở giai đoạn đầu, nhiễm độc chì khiến trẻ có những bất thường về thể lực và trí tuệ, gây thiếu máu, rối loạn ý thức, chậm phát triển chiều cao, viêm gan.
Còn nếu bị nhiễm độc nghiêm trọng, trẻ có thể bị liệt cơ, thiếu máu, co giật. Thậm chí, chì tấn công não và hệ thống thần kinh trung ương gây hôn mê, co giật và thậm chí tử vong.
Nếu có cơ hội được sống sót, trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ bị chậm phát triển tâm thần và rối loạn hành vi.
Hậu quả của việc nhiễm độc chì.
"Khi trẻ uống nước giải khát bị nhiễm chì thì rất nguy hiểm bởi ở ngưỡng 10 mcg/dL – 20 mcg/dL không có triệu chứng gì cả mà chỉ là suy giảm trí nhớ.
Nhưng cái khó là khi trẻ bị suy giảm trí nhớ thì không ai biết mà họ lại đổ lỗi là do trẻ kém thông minh. Chúng ta không hiểu cái dễ quên, cái ngu ấy nó từ từ, dần dần từ các loại có thực phẩm, đồ uống nhiễm chì"! - GS Dụ nhấn mạnh.
GS.TS Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Thị Dụ được biết đến là Chuyên gia hàng đầu về Nội khoa, Hồi sức cấp cứu và Lâm sàng độc học.
Da tay sạm, dày, ứa máu, sưng phồng do nhiễm độc chì.
Bàn tay nứt toác vì ngộ độc chì.
Một em bé đang được cấp cứu tại bệnh viện do nhiễm độc chì.