Câu chuyện về công nương Diana , vợ cũ của Thái tử Charle của Hoàng gia Anh, chưa bao giờ là đề tài "nguội" trong lòng công chúng. Từ chỗ cảm thương, không ít người còn cảm thấy thán phục trước sự mạnh mẽ và sức chịu đựng của bà.
Thế nhưng, hầu hết những gì mọi người biết về công nương Diana đều ở mặt tình cảm vợ chồng, cuộc sống gia đình, tình cảm mẹ con... mà ít ai biết bà cũng đã từng có thời điểm vật lộn với sức khỏe của mình như thế nào.
Công nương Diana là một trong những người nổi tiếng nhất bị chứng ăn uống vô độ (bulimia) - một dạng rối loạn ăn uống . Theo các bác sĩ và chuyên gia trị liệu, cuộc chiến bí mật của công nương Diana đối với hội chứng này đã dẫn đến một nhận thức rộng rãi hơn về bệnh này trong công chúng.
"Hiệu ứng Diana"
Trong cuốn sách của Andrew Morton "Diana: Her True Story", rối loạn ăn uống được tiết lộ là "căn bệnh bí mật" của công nương Diana vào năm 1992. Cuốn hồi ký này cho thấy một cái nhìn sâu sắc về nỗi đau mà công nương Diana đã phải "vật lộn" với chứng rối loạn ăn uống vào năm 1981, và vẫn còn đau khổ ở những năm 80 khi bà tìm cách chữa bệnh, kể cả ý định tự sát.
Vào giữa và cuối những năm 1990, sau khi tin tức này được công bố, đã có một sự gia tăng mạnh về số lượng các trường hợp bị rối loạn ăn uống được báo cáo. Một số người cho rằng tin tức về chứng rối loạn ăn uống của công nương Diana đã khiến nhiều trường hợp bệnh xảy ra hơn.
Tuy nhiên, một thực tế khác đã sớm được tiết lộ: Đó là vì nhờ vào cuộc chiến chống lại chuyện ăn uống không lành mạnh này của công nương Diana mà nhiều người cuối cùng đã có thể tiến lên và thừa nhận rằng họ bị rối loạn ăn uống.
Năm 1995, công nương Diana nói với BBC: "Tôi không thích bản thân mình, tôi cảm thấy xấu hổ vì tôi không thể đối phó với những áp lực. Tôi đã có chứng rối loạn ăn uống trong nhiều năm và đó giống như một căn bệnh bí mật… Đó là một thứ lặp đi lặp và có thể phá hoại bản thân bạn".
Vì lòng can đảm của công nương Diana chống lại chứng rối loạn ăn uống của cô, nhiều người khác cũng đã chấp nhận đối mặt với vấn đề của họ và tìm cách chữa trị. Phong trào này đã được biết đến như là một "Hiệu ứng Diana".
Vấn đề ăn uống của công nương càng trở nên trầm trọng hơn khi cuộc hôn nhân của bà trải qua biến động lớn (phát hiện ra mối quan hệ giữa Thái tử Charles và bà Camilla Parker).
Nguyên nhân của chứng rối loạn ăn uống mà công nương Diana phải chịu
Công nương Diana thừa nhận rằng bà bắt đầu theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt sau khi mọi người đưa ra nhận xét trên TV và trên các tạp chí về ngoại hình "mập lùn" của cô. Khi đã bắt đầu ăn kiêng, bà không thể dừng lại.
Vấn đề ăn uống của công nương càng trở nên trầm trọng hơn khi cuộc hôn nhân của bà trải qua biến động lớn (phát hiện ra mối quan hệ giữa Thái tử Charles và bà Camilla Parker). Để lấp đầy sự trống rỗng, thức ăn là thứ đầu tiên công nương tìm đến.
Khi nói về chứng rối loạn ăn uống của minh, công nương Diana muốn mọi người biết rằng hội chứng này thường bị hiểu lầm.
Trong khi các phương tiện truyền thông khiến mọi người tin rằng chứng rối loạn ăn uống của bà là vấn đề thì bà tin rằng nó chỉ là một triệu chứng, và rằng vấn đề thực sự là sự trống rỗng mà bà cảm thấy trong cuộc hôn nhân của mình. Sự thật chỉ là bà đang sử dụng thực phẩm như một chiến lược đối phó để quản lý cảm xúc của mình mà thôi.
Khi nói về chứng rối loạn ăn uống của minh, công nương Diana muốn mọi người biết rằng hội chứng này thường bị hiểu lầm.
Công nương đã chiến thắng hội chứng rối loạn ăn uống của mình
Darren McGrady, đầu bếp cũ của công nương Diana, là người đã được chứng kiến chứng rối loạn ăn uống của vị công nương này. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với HELLO! Trực tuyến, Darren tiết lộ rằng ông thường đặt câu hỏi về thói quen ăn uống của công nương.
Ông nhớ lại một mùa hè khi Hoàng tử Charles và Diana đến thăm Nữ hoàng tại Balmoral. Darren nhận được một cuộc gọi từ Diana và yêu cầu anh chuẩn bị "một số loại thực phẩm" để nó có thể sẵn sàng cho đến khi họ đến nơi.
Với những thứ mà công nương Diana yêu cầu, đầu bếp Darren nhận ngay ra có điều gì đó không đúng vì những thực phẩm đó có thể "nuôi dưỡng" chứng rối loạn ăn uống. Ông đã luôn hỏi tại sao bà ấy lại muốn ăn tất cả chỗ thức ăn này nhưng vì là đầu bếp, việc của ông là chuẩn bị thức ăn được yêu cầu nên ông không có ý kiến gì.
"Tôi không phải là một nhà tâm lý học, hay một bác sĩ nên không thể nói rằng bà không nên ăn tất cả những thứ này. Tôi biết có điều gì đó không đúng nhưng tôi không biết đó là chứng rối loạn ăn uống", ông nói.
Darren làm việc cho Nữ hoàng tại Cung điện Buckingham trong 11 năm, sau đó chuyển đến Cung điện Kensington để nấu ăn cho Diana và các con trai của bà cho đến khi bà qua đời vào năm 1997. Người đầu bếp cũng đã chứng kiến công nương Diana vượt qua sự rối loạn ăn uống của mình và lối sống lành mạnh của bà sau đó.
Darren McGrady, đầu bếp cũ của công nương Diana, là người đã được chứng kiến chứng rối loạn ăn uống của vị công nương này.
Ông nói rằng: "Vào thời điểm tôi chuyển đến Kensington Palace, công nương đã phải đối mặt với chứng rối loạn ăn uống và bà cũng nói chuyện về nó. Sau đó bà ấy đã lấy lại cuộc sống của mình theo đúng hướng, từ việc tập thể dục mỗi ngày đến tìm kiếm những điều tốt nhất mà bà từng làm. Bà đã thay đổi và trở thành một người ăn uống lành mạnh.
Bà sẽ không yêu cầu món bánh mì và bơ - món ăn yêu thích của bà - mỗi khi ở một mình", Darren cho biết.
Tiết lộ thêm về chế độ ăn uống khoa học của công nương Diana, Darren nói thêm: "Công nương không bao giờ ăn nhiều thịt đỏ. Bà ấy không bao giờ ăn thịt bò, không bao giờ ăn thịt heo, thỉnh thoảng bà ấy có ăn thịt cừu khi tiếp khách nhưng phần lớn là thịt gà, cá hoặc 1 quả trứng với khoai tây nướng và raubina, nước sốt.
Khi tôi nấu ăn cho bà ấy, tôi phải thay đổi phong cách. Nếu như nấu ăn cho Nữ hoàng thường nhiều nước sốt và kem thì công nương Diana lại yêu cầu nấu ít thức ăn, loại bỏ chất béo và carbs. Bà ấy sẽ nói: Ông chú ý đến tất cả các chất béo và tôi sẽ chú ý đến phần carbs ở phòng tập thể dục".
Một thói quen lành mạnh khác nữa của công nương Diana mà không thể không nhắc đến là bà thích đi ngủ sớm vào buổi tối. Bà ấy thức dậy lúc 7 giờ sáng để đi đến phòng tập thể dục, vì vậy bà cần ngủ một đêm ngon giấc vào buổi tối.
Giờ đây, các nhà khoa học cho rằng, rối loạn ăn uống không phải là một triệu chứng trầm cảm hoặc cảm giác tự ti. Thay vào đó, nó là căn bệnh sinh học phức tạp, mà trong nhiều trường hợp, có thể được do các yếu tố như căng thẳng hoặc trầm cảm gây ra.
Chứng ăn uống vô độ (Bulimia) là gì?
Chứng ăn uống vô độ có đặc điểm là ăn uống thỏa thuê rồi ói ra cho bằng được.
Các triệu chứng của chứng ăn uống vô độ bao gồm:
- Ăn uống nhiều thức ăn có nhiều calo (năng lượng) và không thể kiểm soát được.
- Ráng ói mửa để bù lại việc ăn uống thỏa thuê và để tránh lên cân bằng cách tự móc họng nôn ói, và/hoặc dùng bừa bãi thuốc xổ hay thuốc lợi tiểu.
- Cuộc sống của đương sự bị chi phối bởi việc vừa hạn chế ăn uống lại vừa cưỡng bách phải tập thể dục để giữ được mức cân nặng.
Người mắc chứng ăn uống vô độ thì thường có trọng lượng cơ thể gần như bình thường, cho nên không dễ nhận ra họ bị bệnh như người mắc chứng chán ăn uống. Chứng ăn uống vô độ thường bắt đầu bằng việc ăn uống kiêng khem ngặt nghèo, mong cho người được gầy ốm.
Hậu quả của việc ăn uống vô độ
Do thiếu chất dinh dưỡng thành ra người bị mệt mỏi và do những đòi hỏi mãnh liệt của cơ thể nên lại phải ăn uống thả sức. Ói mửa sau bữa ăn thỏa thuê khiến họ cảm thấy nhẹ nhõm, nhưng chỉ được trong chốc lát thôi, rồi ít lâu sau lại cảm thấy âu sầu và tội lỗi.
Người mắc chứng ăn uống vô độ có thể bị sự cân bằng hoá chất trong cơ thể, khiến cho họ bị lừ đừ, âu sầu và đầu óc mù mờ.
Đối tượng có thể cố gắng hết mình để thoát khỏi tình huống này, nhưng cái vòng luẩn quẩn của việc ăn thỏa thuê/ói ra cho hết/tập thể thao cùng với tâm trạng đi kèm theo, trở thành cái đam mê và không kiềm chế được.
Nguồn: Mirror/Independent/Hello