Du kích kháng chiến Pháp mỉm cười trước họng súng đội xử bắn của Đức

Trung Hiếu |

Bị đặt vào góc tường và đối mặt với nhiều họng súng của đội xử bắn của phát xít Đức, người du kích kháng chiến Pháp này vẫn điềm tĩnh mỉm cười.

Georges Blind là một thành viên du kích của lực lượng kháng chiến Pháp thời Thế chiến 2, khi Đức Quốc xã chiếm đóng nước Pháp. Sau khi bắt được ông, phát xít Đức đã tìm mọi cách để moi tin từ ông, trong đó có chiêu dàn dựng màn xử bắn như thật để tác động vào tâm lý nạn nhân, hòng khiến nạn nhân khai ra thông tin mật.

Trong cuộc dàn dựng này (vào năm 1944), lính Đức đã đặt Blind ở một góc tường thay vì dựa vào tường như thường lệ, có lẽ là để tránh đạn nảy ra và làm bị thương chính các xạ thủ trong đội xử bắn.

Địa điểm này nhiều khả năng cũng là nơi đã diễn ra các cuộc hành quyết thật khác.

Tuy nhiên như bức ảnh cho thấy, mặc dù phía Đức diễn như thật, huy động nhiều tay súng chĩa vào Blind nhưng chiến binh kháng chiến này vẫn điềm tĩnh và thậm chí còn mỉm cười với kẻ thù. Kết quả là Đức đã không lấy được tin tức nào từ ông.

Sau đó Georges Blind được chuyển tới một trại tập trung của Đức Quốc xã, nơi ông đã bị bọn phát xít lựa chọn để hành quyết. Ông chết vào khoảng cuối tháng 11/1944.

Đòn “hành quyết giả” kiểu này được tiến hành như thật. Trong đó, nạn nhân bị lừa để có cảm giác rằng việc hành quyết sắp sửa diễn ra với mình. Đây thực sự là một đòn tra tấn tâm lý ghê gớm, có thể khiến nạn nhân bị sang chấn tâm lý mạnh.

Trong Thế chiến 2, ở khu vực châu Âu bị Đức chiếm đóng, chiêu thức này thường được phát xít thực hiện nhằm hăm dọa người dân địa phương, ngăn họ đụng đến quân Đức.

Bên cạnh đòn hăm dọa giết giả này, Đức Quốc xã còn dùng biện pháp tàn bạo giết thật để đè bẹp phong trào kháng chiến, đó là “nhổ cỏ” cả một ngôi làng nếu ngôi làng đó có dấu hiệu chứa chấp dù chỉ một vài chiến binh kháng chiến. Lực lượng SS thường tham gia việc triệt hạ này./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại