Du khách thi nhau xoa đầu tượng "thần hổ" ở chùa Hương, cầu mong bách bệnh tiêu tan

Ngọc Tú |

Nhiều du khách đến tham quan chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đầu năm mới đều thi nhau xoa vào tượng hổ rồi xoa lên người mình, để cầu mong sức khỏe và may mắn trong năm mới.

Du khách thi nhau xoa đầu tượng thần hổ ở chùa Hương, cầu mong bách bệnh tiêu tan - Ảnh 1.

Chùa Hương Tích hay còn gọi là Hương Tích Cổ tự tọa lạc trên dãy núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh). Chùa nằm ở độ cao 650m so với mực nước biển. Chùa được xây dựng vào đời Trần, thế kỷ thứ XIII.

Du khách thi nhau xoa đầu tượng thần hổ ở chùa Hương, cầu mong bách bệnh tiêu tan - Ảnh 2.

Ngoài ngôi thượng điện là nơi du khách thường đến thắp hương cầu khấn thì khu vực đặt tượng "hổ thần" là nơi thu hút rất đông du khách ghé thăm.

Du khách thi nhau xoa đầu tượng thần hổ ở chùa Hương, cầu mong bách bệnh tiêu tan - Ảnh 3.

Tượng hổ được làm bằng bê tông, bên ngoài sơn một lớp màu vàng đặt trên bệ bê tông tư thế hướng vào khu vực chính điện chùa Hương Tích. Trước tượng hổ có một chiếc bàn đá để người dân dâng lễ, thắp hương.

Du khách thi nhau xoa đầu tượng thần hổ ở chùa Hương, cầu mong bách bệnh tiêu tan - Ảnh 4.

Thông thường du khách đến sẽ dâng lễ thắp hương, ngoài hương hoa trà bánh còn có rất nhiều lọ dầu gió. Sau khi dâng lễ, người dân sẽ dùng những lọ dầu gió này xoa lên đầu, thân hổ rồi lại xoa lên đầu, người mình với cầu mong bách bệnh trong người đều tiêu tan. Sau một thời gian dài, đầu, lưng hồ đã bị xoa đến mòn cả nước sơn.

Du khách thi nhau xoa đầu tượng thần hổ ở chùa Hương, cầu mong bách bệnh tiêu tan - Ảnh 5.

"Nghe mọi người nói khi lên thắp hương chùa Hương Tích thì sờ vào đầu, người tượng hổ rồi xoa lên người mình đang đau sẽ nhanh hết bệnh. Năm nay tôi cũng lên chùa thắp hương và xoa lên đầu của mình mong bệnh đau đầu sẽ hết", chị Hoàng Thị Tình (trú TX. Hồng Lĩnh) chia sẻ.

Du khách thi nhau xoa đầu tượng thần hổ ở chùa Hương, cầu mong bách bệnh tiêu tan - Ảnh 6.

Chùa Hương Tích nổi tiếng khắp xa gần từ lâu không chỉ ở các điển tích, sự linh thiêng mà còn là cảnh đẹp được mệnh danh là "Hoan Châu đệ nhất danh lam", được xếp vào hàng 21 thắng cảnh nổi tiếng nhất của nước Nam xưa.

Du khách thi nhau xoa đầu tượng thần hổ ở chùa Hương, cầu mong bách bệnh tiêu tan - Ảnh 7.

Từ rất lâu, chùa Hương Tích đã trở thành điểm tâm linh, khu du lịch được du khách cả nước biết đến. Chùa Hương tích gồm quần thể Thượng điện, nền Trang Vương, am Thánh Mẫu. Xung quanh chùa còn có nhiều kỳ quan khác như động Tiên nữ có 36 cửa vào, am Phun Mây, Miếu Cô, khe Tiên tắm, suối Hương Tuyền, đập nhà Đường...

Du khách thi nhau xoa đầu tượng thần hổ ở chùa Hương, cầu mong bách bệnh tiêu tan - Ảnh 8.

Để lên đỉnh chùa, du khách có nhiều cách đi gồm đi thuyền từ bến Hương Tuyền, mất khoảng 15-20 phút rồi tiếp tục đoạn đường rừng lên ga cáp treo hoặc leo bộ lên chùa. Du khách cũng có thể đi bộ hoặc đi xe điện lên ga cáp treo rồi đi cáp treo lên đỉnh chùa.

Thông thường du khách sẽ xếp hàng mua vé cáp treo để đi lên đỉnh chùa vì vừa tiện vừa có thể ngắm cảnh núi non từ trên cao.

Du khách thi nhau xoa đầu tượng thần hổ ở chùa Hương, cầu mong bách bệnh tiêu tan - Ảnh 10.

Theo những người cao niên, chùa Hương Tích còn gắn với sự tích về "thần hổ" và sự tích công chúa Diệu Thiện trốn chạy. Tương truyền khi xưa "hổ thần" linh thiêng đã che chở cho công chúa Diệu Thiện tới núi Hồng Lĩnh dựng am, tu hành. Khi công chúa đến vùng núi Ngàn Hống, "thần hổ" cõng công chúa đến con suối có tên là Hương Tuyền. Sau đó, "thần hổ" lại đưa công chúa lên động cao Đá Đôi để ẩn thân nhưng vẫn không được yên.Cuối cùng, "thần hổ" đưa công chúa xuống động Hương Tích rồi ẩn náu trong một hang đá và đó chính là Hương Tích.

Du khách thi nhau xoa đầu tượng thần hổ ở chùa Hương, cầu mong bách bệnh tiêu tan - Ảnh 11.

Những năm trước, chùa Hương Tích được khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Tuy nhiên năm nay do dịch Covid-19 nên hiện nay chùa không tổ chức khai hội mà chỉ mở cửa từ ngày mùng 1 Tết để du khách ghé đến tham quan và thắp hương.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết, từ ngày mùng 1 Tết đến nay đã đón khoảng 35.000 du khách hành hương đến chùa. Để an toàn phòng dịch, địa phương này đã cử nhiều lực lượng túc trực tại chùa, nhắc nhở du khách, điều tiết mật độ, tổ chức phun khử khuẩn, phát khẩu trang cho du khách đến chùa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại