Dự đoán sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2020: Thời kỳ "làm mưa làm gió" của tàu sân bay?

Trịnh Ngọc Tiến |

Điều chắc chắn là trong năm nay, Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển và hiện đại hóa lực lượng vũ trang của họ, đặc biệt tập trung vào Hải quân.

Tăng cường sức mạnh cho lực lượng tàu sân bay

Hải quân Trung Quốc đang tiếp tục đưa vào hoạt động tàu sân bay thứ hai của mình mang tên Sơn Đông Type 001A.

Đây là tàu sân bay đầu tiên được chế tạo tại Trung Quốc, trên cơ sở thiết kế của tàu sân bay Liêu Ninh, được Trung Quốc mua từ Ukraine vào năm 1998. Tính đến thời điểm hiện tại, Hải quân Trung Quốc đã có trong biên chế 2 tàu sân bay.

Dự đoán sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2020: Thời kỳ làm mưa làm gió của tàu sân bay? - Ảnh 1.

Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc mang tên "Sơn Đông" chính thức đi vào hoạt động trong biên chế Hải quân Trung Quốc vào ngày 17/12/2019

Cả 2 tàu sân bay của Trung Quốc đều sử dụng phương pháp cất cánh bằng đường băng kiểu nhảy cầu, mà không sử dụng máy phóng máy bay, Mặc dù máy bay cất cánh từ hai tàu sân bay này chỉ có thể mang hạn chế tải trọng khi cất cánh nhưng cũng không thể đánh giá thấp sức mạnh của 2 tàu này.

Số máy bay mà mỗi tàu mang theo cũng khác nhau, tàu Sơn Đông có khả năng mang theo từ 36-44 chiếc tiêm kích hạm Thẩm Dương J-15 (bản sao của Su-33 Liên Xô trước kia) cũng như một số máy bay trực thăng; tàu Liêu Ninh mang được khoảng 24 chiếc J-15.

Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc cũng đang được đóng và có thể có khả năng được trang bị máy phóng, cho phép máy bay mang được nhiều tải trọng hơn và máy bay loại lớn hơn cất cánh từ tàu này.

Số lượng tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc ngày càng tăng và sẽ tiếp tục mở rộng sự hiện diện của chúng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Bắc Kinh cũng sẽ tiếp tục củng cố các tiền đồn quân sự phi pháp trên các đảo mà họ đang chiếm giữ trái phép ở Biển Đông, tiếp tục thách thức dư luận quốc tế.

Phát triển các căn cứ quân sự ngoài lãnh thổ

Căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc được quốc tế công nhận được thành lập vào tháng 8 năm 2017 tại Djibouti tại vùng Sừng châu Phi. Căn cứ này được điều hành bởi Hải quân Trung Quốc (PLAN), có nhiệm vụ hỗ trợ Hải quân Trung Quốc hoạt động trên khu vực Ấn Độ Dương và phía đông châu Phi.

Dự đoán sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2020: Thời kỳ làm mưa làm gió của tàu sân bay? - Ảnh 2.

Căn cứ quân sự Trung Quốc tại Djibouti.

Báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc (DoD) về sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2019, được trình trước Quốc hội Mỹ cho biết, Trung Quốc sẽ tìm cách thiết lập thêm các căn cứ quân sự ở các quốc gia mà họ có từ lâu mối quan hệ thân thiện và các lợi ích chiến lược tương tự như Pakistan.

Và trong thời gian tới, không loại trừ Trung Quốc sẽ tìm cách thiết lập các căn cứ quân sự, hậu cần của họ tại các khu vực chiến lược như Trung Đông, Đông Nam Á và phía tây Thái Bình Dương…, nâng cao năng lực tác chiến xa bờ của Hải quân nước này.

Hỗ trợ quân sự cho sáng kiến ​​Vành đai và Con đường

Những lý do chiến lược đằng sau Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của chính phủ Trung Quốc, bắt đầu vào năm 2013, là nhằm thúc đẩy đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng ở 152 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sáng kiến đó hiện đang được hỗ trợ bởi sự hiện diện quân sự và cơ bắp của Quân đội nước này.

Việc Trung Quốc cùng Nga tham gia các cuộc tập trận chung trên biển và trên không đã thể hiện tham vọng nước lớn. Bên cạnh đó, việc họ chia sẻ vai trò lãnh đạo thế giới với Mỹ đang được thể hiện rõ hơn.

Dự đoán sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2020: Thời kỳ làm mưa làm gió của tàu sân bay? - Ảnh 4.

Máy bay vận tải quân sự cỡ lớn Y-20, do Trung Quốc tự sản xuất, giúp Quân đội Trung Quốc tăng khả năng vận tải tầm xa đến phạm vi toàn cầu.

Đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí

Tác động quân sự toàn cầu của Bắc Kinh còn hiện diện trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí. Hiện Trung Quốc có chiến lược xuất khẩu vũ khí đầy tham vọng mà ít kèm điều kiện chính trị. Họ sẵn sàng bán các công nghệ quốc phòng tiên tiến mà các quốc gia khác không có, hoặc không bán cho ai trừ các đồng minh thân cận của họ.

Dự đoán sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2020: Thời kỳ làm mưa làm gió của tàu sân bay? - Ảnh 5.

Xuất khẩu UAV vũ trang của Trung Quốc đã phủ đỏ khắp khu vực Trung Đông.

Việc Mỹ, Nga hạn chế xuất khẩu vũ khí hiện đại cho các quốc gia khác (trừ đồng minh thân cận), đã tạo khoảng trống cho vũ khí Trung Quốc chiếm lĩnh, nhất là mảng máy bay không người lái (UAV).

Chắc chắn, điều này đóng vai trò rất lớn trong việc phổ biến máy bay không người lái vũ trang, khuyến khích các nước sử dụng UAV vào mục đích vũ trang.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại