Thả hết tì nữ trong nhà, người đàn ông mê tửu sắc làm được một việc khiến nhiều người nể

Nguyễn Nhung |

Sau khi thả tự do cho các nữ tì bấy lâu phục vụ mình, người đàn ông đã có một sự thay đổi mạnh mẽ.

Những câu chuyện dưới đây, dù được lưu lại từ xa xưa song cho đến nay vẫn có những giá trị nhất định với chúng ta hiện nay.

1. Cai tửu sắc, nghiêm túc thay đổi

Vương Xử Trung là một gã đàn ông suốt ngày đắm chìm trong tử sắc. Chính bởi sở thích không tốt này mà sức khỏe của Vương giảm sút rõ rệt. Người thân, bạn bè thấy vậy đều không tiếc lời khuyên bảo, phân tích cho anh ta hiểu tác hại của việc đam mê tửu sắc tai hại cỡ nào.

Nghe mọi người nói nhiều, bản thân Vương Xử Trung cũng nhận thấy tình hình nghiêm trọng, liền nói: "Trời ơi, chẳng lẽ tôi không biết sao?"

Nói rồi, anh ta mở cửa hậu, cho tất cả các tì nữ trong nhà ra đi, tự tìm đường sống cho bản thân. Kể từ đó, Vương chính thức cai tửu sắc, tập trung vào việc học tập mở mang kiến thức, về tài và đức đều có nhiều cải thiện, sức khỏe cũng ngày một tốt hơn.

Bạn bè hàng xóm chứng kiến sự tiến bộ của Vương mỗi ngày, ai nấy cũng đều cảm thấy mừng thay, đồng thời tỏ ra kính nể sự thay đổi đầy nghiêm túc và quyết tâm của anh ta.

Thả hết tì nữ trong nhà, người đàn ông mê tửu sắc làm được một việc khiến nhiều người nể - Ảnh 1.

2. Hiếu thuận với bố mẹ mình, đối xử tốt với bố mẹ của người khác

Triều đình quyết định cử Liễu Tống Nguyên đến Liễu Châu, Lưu Vũ Tích đến Bá Châu. Liễu Tống Nguyên thầm nghĩ: Lưu Vũ Tích trên còn mẹ già, Bá Châu địa hình hiểm trở, cuộc sống lại khó khăn, những lúc người già cần đến, sẽ thật khó mà xoay xở.

Nghĩ vậy, người này liền trình tấu lên triều đình nhà Tần, thỉnh cầu cho phép mình và Lưu Vũ Tích đổi địa điểm cho nhau (cuộc sống ở Liễu Châu tốt hơn ở Bá Châu một chút).

Hoàng đế nhà Tần không phê chuẩn, nói: "Ta đã muốn Lưu Vũ Tích đến nơi hiểm trở khó khăn, làm sao có thể bận tâm đến việc anh ta có thể chăm sóc mẹ mình hay không?"

Thả hết tì nữ trong nhà, người đàn ông mê tửu sắc làm được một việc khiến nhiều người nể - Ảnh 2.

Lúc đó, Bùi Độ mới chậm rãi thưa: "Bệ hạ vừa đãi phong thái hậu, không nên nói những lời như vậy (ý nghĩa sâu xa hơn là: Ngài cũng vừa hiếu kính với mẹ của mình, không nên đối xử thiếu tử tế với mẹ của người khác. Đối xử không tốt với mẹ của người khác cũng là thất đức)."

Nghe xong lời tấu bẩm của Bùi Độ, nhà vua ngay lập tức tỏ vẻ hối hận, một lúc sau, ông nói với quần thần: "Bùi Độ thực lòng quan tâm đến ta! Vậy thì hãy làm theo ý của Liễu Tông Nguyên và Bùi Độ đi, cử Lưu Vũ Tích đến Liên Châu (nơi này có điều kiện sống tốt hơn)."

Cổ nhân nói: Mình có bố mẹ già, người khác cũng có bố mẹ già. Mình hiếu thuận với bố mẹ mình, cũng nên đối đãi tử tế với bố mẹ của người khác. 

Mình có con nhỏ, người khác cũng có con nhỏ. Mình quan tâm, yêu thương chăm sóc con của mình, cũng nên dành một chút yêu thương cho con của người khác. Con người sống trên đời, nên có một tấm lòng như thế.

3. Quyết tâm thay đổi

Trong đám quần thần của Tề Cao Đế có một viên quan tên gọi Trúc Cảnh Tú, vì phạm tội mà bị bắt giam vào ngục.

Tề Cao Đế hỏi Tuân Bá Ngọc: "Ngươi có thường đến thăm Trúc Cảnh Tú không?"

Tuân Bá Ngọc đáp: "Thần nhiều lần đến thăm và lần nào cũng trách mắng ông ta. Mỗi lần như thế, Trúc Cảnh Tú đều nói rằng nếu như có thể cho ông ta một cơ hội, ông ta sẽ nuốt dao vào bụng, để lưỡi dao sắc đó cắt sạch phần ruột, uống nước tẩy rửa để tẩy sạch dạ dày, quyết tâm thay đổi để làm lại từ đầu".

Tề Cao Đế nghe những lời nói thể hiện sự quyết tâm đó của Trúc Cảnh Tú thì lấy làm phấn khởi, liền hạ lệnh cho thả ông ta ra.  

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại