Dự án LCS bị đắp chiếu vì quá yếu so với Nga

Phạm Mạnh |

Dù “cố đấm ăn xôi”nhưng cuối cùng dự án tốn tiền của Mỹ mang tên “dự án tàu chiến ven biển LCS” bị Hải quân Mỹ khai tử vì không thể chống lại Nga, Trung Quốc.

Nguồn tin quân sự của Anh “Jane Missiles & Rockets” đã thông báo về cuộc thử nghiệm thành công của tàu chiến mới nhất của Mỹ, theo đó cuộc thử nghiệm được tiến hành gần Norfolk thuộc bờ biển Virginia, Hải quân Mỹ đã phóng thành công tên lửa dẫn đường nhỏ AGM-114L-8A “Longbow Hellfire” từ bệ phóng thẳng đứng Surface Missile Module (SSMM) trên tàu chiến LCS 7 Detroit.

Tên lửa AGM-114L-8A “Longbow Hellfire” là loại tên lửa có điều khiển do tập đoàn Lockheed Martin và Northrop Grumman hợp tác sản xuất và là một phiên bản sửa đổi cho việc phóng thẳng đứng của tên lửa hàng không chống tăng AGM-114L.

Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn đường bằng radar, hoạt động trên nguyên tắc “bắn và quên”. Chiều dài tên lửa 1,76 m, nặng 49 kg, trọng lượng phần chiến đấu 9 kg, tầm bắn tối đa khi phóng thẳng đứng khoảng 9 km.

Hệ thống phóng thẳng đứng Surface to Surface Missile Module (SSMM) bao gồm các mô-đun, mỗi mo-đun có thể chứa hai bệ phóng 6 tên lửa AGM-114L-8A. Trên tàu LCS được trang bị hai mô-đun SSMM với tổng cộng 24 tên lửa.

Littoral Combat Ship (LCS) là loại tàu chiến ven biển của Mỹ (tàu chiến vùng duyên hải), nằm trong kế hoạch phát triển dự án mang tên LCS.

Họ đã phát triển hai nguyên mẫu tàu chiến gần giống nhau. Nguyên mẫu thứ nhất được nghiên cứu bới công ty Lockheed Martin là tàu tốc độ cao với một thân, còn nguyên mẫu còn lại được phát triển bởi công ty “General Dynamics” là một tàu 3 thân.

Cả hai nguyên mẩu đều có thể đạt tới tốc độ 45 hải lý (83,34 km/h) và có thể hoạt động hơn 3500 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu.

Như vậy chúng hoàn toàn có thể vượt qua Thái Bình Dương mà không cần tiếp nhiên liệu và có thể đi tới vùng chiến sự ở Châu Âu, Trung Đông, Biển Đông. Cả hai đều có thể lắp ráp theo kiểu các mô-đun và dễ dàng thay thế theo từng nhiệm vụ khác nhau.

Ban đầu Hải quân Mỹ lên kế hoạch xây dựng và đưa vào phục vụ 30 tàu chiến loại này (sau một số lần giảm) nhưng đến tháng 9/2016 theo nguồn tin từ Defence Aerospsce, Hải quân Mỹ đã bỏ dự án này và chỉ hạ thủy 4 tàu LCS để phục vụ huấn luyện.

Dự án LCS bị đắp chiếu vì quá yếu so với Nga  - Ảnh 1.

Dự án LCS đành bỏ dở với 4 chiếc tàu không đủ điều kiện chiến đấu.

“Quyết định đưa các tàu chiến này vào phục vụ huấn luyện chứng tỏ Hải quân Mỹ đã nhận ra rằng, chúng không đủ điều kiện chiến đấu. Dự án LCS gần như thất bại hoàn toàn và hàng tỷ USD đi xuống sông xuống biển”, nguồn tin này xác nhận.

Với ưu điểm của LCS là thiết kế kiểu mô-đun. Trên mỗi tàu khi cần thiết có thể lắp đặt các hệ thống vũ khí khác nhau, như vũ khí chống tàu ngầm, chống mìn và các trận chiến chống các lực lượng mặt đất, để trinh sát và cứu hộ cũng như vận chuyển hàng hóa. Như vậy có thể sử dụng với nhiều công dụng khác nhau vậy tại sao Hải quân Mỹ lại từ chối chúng?

Nguyên nhân được cho là nó không phù hợp với cuộc chiến hiện tại vì khả năng tự bảo vệ rất yếu dễ dàng bị tiêu diệt. Ngoài ra nguyên nhân nữa là do Nga và Trung Quốc sở hữu quá nhiều tàu chiến gần bờ quá hiệu quả và gần như Mỹ không thể nào chiến thắng được nếu chỉ tạo ra loại tàu này.

Mặc dù vậy họ đã tiêu tốn khoảng 12 tỷ USD cho các dự án chế tạo tàu chiến gần bờ nhưng cuối cùng họ buộc phải thừa nhận họ không thể vượt qua lực lượng này của Nga.

Giành chiến thắng trong cuộc đua tổng thống, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rằng, sẽ tăng ngân sách phục hồi sức mạnh trước đây của Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên Mỹ lại tạo ra loại tàu chiến chỉ đủ khả năng chiên đấu với các loại tàu mặt nước nhỏ và hoạt đông chống lại các nước nhỏ với loại tên lửa điều khiển với tầm xa tối đa khoảng 9 km. Nếu tàu này tới bờ biển Đen của Nga, chúng dễ dàng bị tổ hợp pháo binh gần bờ “Bereg” triển khai ở làng Utash gần Anapa tiêu diệt.

Vỏ của LCS dễ dàng bị phá hủy bởi các hệ thống phòng thủ bờ biển của Nga. Nên nhớ rằng, tổ hợp pháo phòng thủ “Bereg” với vận tốc lên tới 180 km/h có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 30 km và tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 23 km, phạm vi hiệu quả 23 km.

Tuy nhiên các chuyên gia giả thiết rằng, nếu LCS được trang bị loại tên lửa siêu thanh tầm trung và triển khai ở các vị trí đủ xa, ví dụ vịnh Na Uy chúng hoàn toàn đủ khả năng đe dọa đến an ninh quốc gia của Nga.

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, bởi vì Mỹ đã nhiều lần muốn rút khỏi hiệp ước INF (Hiệp ước hạn chế trang bị tên lửa tầm trung). Nếu điều này xảy ra, các tàu chiến này của Mỹ sau khi được nâng cấp có thể thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân và lúc này buộc Nga phải tìm phương án đáp trả.

Kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, Hải quân Mỹ theo đuổi học thuyết phát triển các tàu chiến cỡ lớn nhằm phục vụ cho chiến lược toàn cầu. Vô tình Mỹ bỏ quên việc phát triển các tàu chiến gần bờ, và trước sự phát triển của Nga trong lĩnh vực này khiến họ thức tỉnh.

Từ những năm 1990, Hải quân Mỹ đã đề xuất chương trình phát triển đội tàu chiến nhỏ, linh hoạt cho các nhiệm vụ tuần tra và chiến đấu ven bờ, còn gọi là Tàu chiến ven biển (LCS).

Họ đã bỏ ra nhiều tỷ USD nhưng dự án này mắc lỗi thiết kế, quản lý kém và trục trặc kỹ thuật. Tuy nhiên Hải quân Mỹ vẫn tiếp tục dự án và cho đến thời điểm này họ buộc phải từ chối dự án.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại