Loeb đồng sáng lập Dự án Galileo với Frank Laukien, Giám đốc điều hành của Bruker Corporation, một nhà sản xuất thiết bị khoa học có trụ sở tại Massachusetts, nhằm khám phá giả thuyết về sự tồn tại của các nền văn minh công nghệ ngoài Trái đất (ETC) - theo một tuyên bố mới đây của nhóm nghiên cứu.
Dự án ra đời sau báo cáo của chính phủ Mỹ hồi tháng trước về Oumuamua - một vật thể hình tròn dẹt đã đi vào Hệ mặt trời vào năm 2017. Oumuamua không giống với bất kỳ sao chổi hay tiểu hành tinh nào từng thấy trước đây và làm dấy lên một cuộc tranh luận giữa các nhà thiên văn học về nguồn gốc thực sự của nó.
Theo nhóm Dự án Galileo, “Oumuamua có những đặc tính dị thường, thách thức những hiểu biết hiện có”. “Chúng ta chỉ có thể suy đoán bằng cách mở rộng trí tưởng tượng của mình, rằng Oumuamua có khả năng là một vật thể công nghệ ngoài Trái đất, tương tự như mộtmáy chủhoặc đĩa thu tín hiệu rất mỏng”, họ nói thêm.
Một hình vẽ 3D mô phỏng Oumuamua.
Thay vì tìm kiếm các tín hiệu điện từ như các dự án trước đây, Dự án Galileo sẽ tìm kiếm các vật thể vật lý liên quan đến thiết bị công nghệ ngoài Trái đất, còn được gọi là technosignatures.
Dự án đi theo ba hướng nghiên cứu chính: chụp hình ảnh độ phân giải cao của các hiện tượng trên không không xác định (UAP) thông qua các cảm biến, tìm kiếm và tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về các vật thể trong không gian “giống Oumuamua”, và tìm kiếm các vệ tinh ETC tiềm năng.
"Cần phải lưu ý rằng Dự án Galileo có một phạm vi nghiên cứu xác định và nó có những hạn chế", Laukien nói, nhấn mạnh dự án chỉ tìm kiếm các đối tượng dựa trên những gì khoa học vật lý đã biết thay vì dựa trên các suy đoán, thông tin truyền miệng và các báo cáo không chính thức.
"Chúng tôi thực hiện các phân tích khoa học một cách minh bạch, dựa trên dữ liệu của chính chúng tôi thu thập, không phải dữ liệu từ các cảm biến thuộc sở hữu của chính phủ, bởi vì hầu hết dữ liệu đó đều thuộc dạng bảo mật", Laukien nói.
Hiện tại, nhóm đang lựa chọn các thiết bị mà họ dự định mua và có kế hoạch thiết lập hàng chục hệ thống kính thiên văn trên toàn cầu - mỗi hệ thống gồm khoảng hai kính thiên văn 25 cm với một camera thích hợp để phát hiện các đối tượng quan tâm, được kết nối với một hệ thống máy tính có nhiệm vụ lọc dữ liệu.
“Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được một số kết quả thú vị trong năm tới”, Loeb nói trong cuộc họp báo gần đây.
Dự án - được đặt theo tên nhà thiên văn học người Ý Galileo Galilei, người nổi tiếng với việc tiên phong sử dụng kính thiên văn - cam kết sẽ khám phá không gian "qua những lăng kính mới, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng".