Đột phá: "Bom thời tiết" giúp chụp X-quang bên trong Trái Đất

Hoa Hướng Dương |

Nếu như con người có thể chụp X-quang để phát hiện bệnh tật thì nghiên cứu mới cho thấy chúng ta cũng có thể làm vậy với Trái Đất.

Cơn bão có tên "Bom thời tiết" giúp chúng ta nghiên cứu sâu bên trong Trái Đất

Đột phá: Bom thời tiết giúp chụp X-quang bên trong Trái Đất - Ảnh 1.

Chúng ta có thể lợi dụng thời tiết để nghiên cứu. Hình minh hoạ.

Bạn sẽ cảm thấy khó tin với nghiên cứu mới của các nhà khoa học giúp phát hiện hoạt động sâu bên trong lòng Trái Đất thông qua cơn bão có tên... bom thời tiết - "weather bombs".

Giống như chúng ta có thể phát hiện bệnh tật hay điều bất thường thông qua việc chụp X-quang, cơn bão này cũng sẽ tiết lộ những gì xảy ra sâu bên trong lòng Trái Đất.

Đây là những cơn bão nhỏ nhưng có cường độ mạnh, nằm ngoài vùng bão nhiệt đới, và ở trung tâm của những khu vực có áp suất thay đổi cực nhanh.

Chúng tạo ra những cơn gió rất mạnh do sóng cồn ở đại dương, phát sinh những con sóng đầy năng lượng. Những cơn sóng này sẽ tác động tới đáy biển, là nguyên nhân gây ra hoạt động địa chấn (phát sinh do sóng biển).

Sóng sơ cấp hay sóng P, sóng dọc, sóng nén là sóng có phương dao động của hạt môi trường xảy ra dọc theo phương truyền.

Sóng P là sóng áp suất, truyền nhanh hơn sóng khác. Trong quan sát động đất nó đến trạm địa chấn đầu tiên, nên có tên là sơ cấp (Primary).

Sóng này có thể đi qua loại vật liệu bất kỳ, gồm cả chất lỏng, khí, và có thể truyền nhanh gần gấp đôi so với tốc độ của sóng thứ cấp S (sóng ngang).

Wikipedia.

Chúng cũng còn được gọi là các vi chấn, những sóng địa chấn này có thể nhận thấy ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, bởi vì chúng thâm nhập sâu vào lòng đất, do đó có thể quan sát từ các trạm địa chấn từ rất xa.

Tuy nhiên, việc chụp ảnh và phân tích hoạt động của vi sóng chủ yếu tập trung vào sóng sơ cấp P (sóng dọc) - là sóng đầu tiên tới trạm địa chất khi có một trận động đất xảy ra.

Sóng P giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn đầu tiên về cấu trúc bên trong Trái Đất bởi vì nó được truyền đi theo đường thẳng.

Loại vi sóng thứ cấp S có thời gian truyền chậm hơn, truyền theo phương ngang và rất khó phát hiện.

Lập bản đồ các vi sóng này sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu địa chất một cái nhìn sâu hơn bên trong lòng Trái Đất.

Như vậy chính năng lượng từ những cơn bão "bom thời tiết" đã truyền sâu vào lòng đất và giúp chúng ta có chụp "X - Quang" bằng các vi sóng.

Đột phá: Bom thời tiết giúp chụp X-quang bên trong Trái Đất - Ảnh 3.

Những cồn sóng được tạo ra do năng lượng bão.

Điều này rất hữu ích ở những nơi khó nghiên cứu như lòng đại dương:

"Chúng tôi sẽ khám phá sâu bên trong Trái Đất thông qua những cơn bão này ở khu vực đại dương, nơi không có một trạm địa chấn nào". Nhà nghiên cứu Kiwamu Nishida đồng thời là chuyên gia tại Viện nghiên cứu Động đất tới từ Đại học Tokyo, Nhật Bản cho biết.

Với những quan sát và phân tích kỹ lưỡng, chúng ta sẽ có những "bức ảnh X-quang" về cấu trúc Trái Đất và hiểu thêm về hoạt động địa chấn sau này.

Nghiên cứu được công bố trên "The Journal Science".

Nguồn: Livescience

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại