Đột ngột mất việc lương cao, lao đao với cuộc sống tôi mới nhận ra lối sống quá sai lầm nhưng đã muộn: Bài học nhớ đời về quản lý tài chính cho người trẻ!

Thiên An |

Kendra Tan, 26 tuổi, sống tại Singapore đột ngột mất việc khi đang giữ vị trí trưởng phòng với mức lương 3.800 SGD/tháng. Cuộc sống chật vật sau đó đã khiến cô nhận ra bài học nhớ đời về quản lý tài chính và chi tiêu cá nhân.

Tôi 26 tuổi, đã nghỉ việc vào tháng 11/2020. Tôi đã bị sa thải rất chóng vánh ngay trong cuộc họp toàn công ty. Khi đó, tôi đang giữ chức vụ trưởng phòng với mức lương 3.800 USD/tháng.

Bạn nghĩ rằng việc bị sa thải như vậy chỉ xảy ra với những người ở độ tuổi 40 – 50? Không hề. Đó là công việc mới của tôi sau hơn gần năm thất nghiệp vì dịch COVID-19. Tôi mới đi làm được 3 tháng. Hiện nay, tôi chẳng còn xu nào trong tài khoản tiết kiệm và đang tìm mọi cách để xoay sở với cuộc sống của mình.

Chật vật tìm việc trong đại dịch

Tháng 12/2019, tôi quyết định nghỉ công việc toàn thời gian của mình để đi du lịch. Tôi dự định sẽ khám phá đất nước Tây Ban Nha đến hết tháng 1/2020. Nhưng đại dịch COVID-19 bùng phát khiến tôi phải rút ngắn kế hoạch. Khi quay lại Singapore, tôi biết mình phải tìm công việc mới. Nhưng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, điều đó không dễ như tôi tưởng. Gửi hàng trăm đơn xin việc đi khắp nơi nhưng tôi chỉ nhận được phản hồi từ 2 công ty.

Một đơn vị đề nghị tôi đảm nhận một vị trí công việc khá ổn, nhưng mức lượng lại quá thấp nên tôi từ chối. Mặc dù hiểu rằng, với tình cảnh thất nghiệp này, tôi nên nắm lấy bất kỳ cơ hội nào đến với mình. Nhưng tôi tin rằng, với mức lương không tương xứng.,tôi sẽ lại "liên tục nhảy việc" trong thời gian ngắn mà thôi.

May mắn thay, công phỏng vấn với một công ty (tạm gọi là A) vào tháng 2 đã có kết quả khả quan. Thật không dễ dàng để có được công việc này vì tôi phải trải qua 5 vòng phỏng vấn trước khi được tuyển. Tôi được nhận vào với vị trí trưởng phòng. Nhưng phải đến tháng 9 mới có thể bắt đầu công việc.

Trong thời gian chờ đợi đó, tôi điên cuồng tìm các công việc bán thời gian để kiếm tiền. Tôi gửi xin việc tới hơn 300 đơn vị nhưng không nhận được phản hồi nào. Đến tháng 4/2020, khi dịch bệnh căng thẳng, hầu hết các công ty không tuyển dụng nhân sự, nỗ lực tìm việc của tôi càng bế tắc.

Dù cố gắng hết sức để tìm việc nhưng tôi vẫn thất nghiệp cho tới tháng 9. Tôi có nhận được một vài dự án nhỏ lẻ để kiếm thêm thu nhập nhưng việc nhận được tiền cũng rất chật vật. Để chờ đợi tới ngày đi làm vào tháng 9, tôi đã tiêu hết khoản tiết kiệm 8.000 SGD. Đó là toàn bố số tiền tôi dành dụm được trong thời gian đi làm trước đó.

Mặc dù tình hình tài chính khá tệ nhưng tôi không quá lo lắng. Tự thuyết phục rằng bản thân còn trẻ và còn nhiều thời gian để kiếm tiền, tiết kiệm nữa, tôi vẫn lạc quan chờ đợi tới tháng 9 để bắt đầu công việc mới tại công ty A.

Khi bạn nhân ra lối sống sai lầm thì đã muộn

Một trong những sai lầm tài chính lớn nhất tôi mắc phải là khi bắt đầu kiếm tiền trở lại được, tôi vẫn tiếp tục phung phí tiền bạc mỗi khi nhận lương. Tôi vui mừng mỗi khi thấy tiền đổ vào tài khoản ngân hàng tới nỗi đã vung tay mua sắm không cần suy nghĩ, chiêu đãi bạn bè hào phóng bất cứ khi nào.

Khi đó, tôi rất tự tin vào công việc tại công ty A, bởi nó hoạt động rất tốt bất chấp tình hình đại dịch COVID-19 phức tạp. Tôi cũng chưa từng nghĩ, với năng lực và tuổi trẻ, mình có thể bị sa thải. Tôi luôn nghĩ rằng, chỉ những người 40 – 50 tuổi mới phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải. Nhưng điều đó đã xảy ra với tôi, một cách bất ngờ và hoang mang.

Đột ngột mất việc lương cao, lao đao với cuộc sống tôi mới nhận ra lối sống quá sai lầm nhưng đã muộn: Bài học nhớ đời về quản lý tài chính cho người trẻ! - Ảnh 2.

Đó là một buổi sáng bình thường như bao ngày khác, tôi có mặt cùng sếp và giám đốc nhân sự trong cuộc họp định kỳ. Khi báo cáo tình hình công việc, tôi vẫn nghĩ đó là một cuộc họp bình thường để bàn bạc công việc cho dự án sắp tới.

Nhưng điều gì đó không ổn khi giám đốc nhân sự nhìn tôi đầy ái ngại và nói về sự thay đổi phương hướng sắp tới của công ty. Điều đó nghĩa là, vị trí tôi đang đảm nhận bị coi là thừa.

Cuộc họp chỉ kéo dài 10 -15 phút. Quyết định nghỉ việc được đưa ra rất nhanh bởi tôi vẫn đang trong thời gian thử việc. Họ yêu cầu tôi bàn giao công việc ngay trong ngày. Và tôi chính thức thất nghiệp. Tất cả diễn ra chóng vánh mà tôi không thể phản ứng lại.

Nhưng điều tôi sắp phải đối mặt còn tệ hơn. Trước đó, tôi đã tiêu hết toàn bộ số tiền tiết kiệm và kỳ vọng rất nhiều vào công việc mới này. Nhưng mới chỉ bắt đầu công việc được một thời gian ngắn, tôi chưa thể tiết kiệm được gì thêm. Tài khoản ngân hàng hoàn toàn trống rỗng.

Tôi chợt cảm thấy có lỗi với cha mẹ khi tôi sẽ phải nhờ sự hỗ trợ của họ cho tới khi có thể đứng vững trở lại. Mất việc ở tuổi 26, phải xin tiền từ phụ huynh, đó là cảm giác không hề dễ chịu.

Bài học nhớ đời về cách quản lý tài chính

Đột ngột thất nghiệp, tay trắng, tôi đã dành thời gian để xem xét lại lối sống và các khoản chi tiêu cá nhân. Khi còn đi làm, tôi thường đi taxi tới bất kỳ nơi đâu, bất kể giá cao tới mức nào. Còn hiện tại, tôi chọn di chuyển bằng phương tiện công cộng. Nếu thực sự cần đi taxi, tôi sẽ so sánh giá của nhiều hang, chọn hang giá rẻ nhất và tìm kiếm các voucher giảm giá để tiết kiệm.

Thay vì ăn ngoài thường xuyên, tôi chuyển sang nấu ăn tại nhà. Nếu bạn bè rủ đi chơi, tôi sẽ rủ họ tới nhà tự nấu ăn và trò chuyện để giảm bớt chi phí. Tôi cũng bắt đầu sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu và giới hạn bản thân ở mức 250 SGD/tháng cho việc ăn uống và đi lại.

Đột ngột mất việc lương cao, lao đao với cuộc sống tôi mới nhận ra lối sống quá sai lầm nhưng đã muộn: Bài học nhớ đời về quản lý tài chính cho người trẻ! - Ảnh 4.

Theo dõi chi tiêu, tôi nhận ra bản thân đã chi tiêu thiếu thận trọng trong thời gian qua. Trước đây, vì không theo dõi chi tiêu, tôi không biết bản thân đã phung phí tới mức nào. Tôi chưa từng nghĩ 250 SGD/tháng có thể đủ chi tiêu cho ăn uống, đi lại. Nhưng hiện tại, tôi hoàn toàn xoay sở được.

Vì tìm kiếm công việc rất khó khăn, tôi quyết định sử dụng thời gian này để nâng cao kỹ năng, đổi mới trình độ bản thân để có thể tăng cơ hội kiếm việc làm trong tương lai. Cùng với đó, tôi quyết định đăng ký một khóa học về điện toán đám mây và may mắn nhận được học bổng 1.200 SGD/tháng. Tôi cũng quyết định đăng ký học văn bằng 2 về kỹ sư phần mềm tại Đại học quốc gia Singapore và đăng ký học thêm tiếng Tây Ban Nha.

Trải nghiệm thất nghiệp trong thời gian qua khiến tôi hoàn toàn thay đổi quan niệm sống: Bạn sẽ không bao giờ biết điều gì có thể xảy ra trong tương lai. Vì thế đừng bao giờ phung phí. Tiết kiệm để phòng cho những trường hợp khẩn cấp là điều bắt buộc. Tôi vẫn đang gặp khó khăn với cuộc sống của mình, nhưng chắc chắn tôi sẽ vượt qua giai đoạn này sớm thôi.

Theo Singsaverblog

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại