Chúng ta đều biết rằng ăn thịt rất dễ gây nóng, ăn nhiều thịt không chỉ bốc hỏa mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Khi thời tiết nắng nóng, nhiều người sẽ cảm thấy "sợ" ăn thịt. Nhưng có một loại thịt được Đông y nghiên cứu và đánh giá là 1 loại "thuốc" giải nhiệt vo cùng hiệu quả - đó là thịt vịt.
Vì sao nên ăn thịt vịt vào mùa hè để giải nhiệt, bồi bổ sức khỏe?
Để giải nhiệt nhanh hơn, bạn nên chọn loại vịt già tuổi. Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt tính lạnh, có tác dụng dưỡng âm, giải nhiệt, loại bỏ mệt mỏi, giảm căng thẳng, trị suy nhược. Ngay cả trong điều kiện thời tiết nóng bức, thịt vịt vẫn là món ăn giúp bạn giải nhiệt hiệu quả nhất trong tất cả các loại thịt, được xem là món ăn vừa ngon vừa bổ.
Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc "Bản thảo cương mục" ghi chép rằng, "Thịt vịt có tác dụng đại bồi bổ, giúp giảm mệt mỏi do lao động vất vả, có hiệu quả đặc biệt cao trong việc tiêu trừ độc, giải nhiệt, lợi tiểu tiện, loại bỏ nước dịch dư ứ trong cơ thể, tiêu sưng, tốt cho lục phủ ngũ tạng, loại bỏ khối u, sưng viêm, ổn định nhiệt độ và làm mát cơ thể".
Một số người cứ vào mùa hè là chán ăn uống, không ăn nổi cơm, không những thế còn bị ra mồ hôi nhiều, cơ thể trở nên suy nhược nghiêm trọng. Nếu như bổ sung thêm các món ăn thuộc tính ôn nhiệt thì lại càng trở nên bốc hỏa, khó chịu hơn.
Trong trường hợp này, gợi ý tốt cho bạn là nên ăn thịt vịt, sẽ không còn lo bị nóng. Trong thành ngữ tục ngữ Trung Quốc có câu nói nổi tiếng "Mùa hè nóng bức, ăn thịt vịt còn tốt hơn uống thuốc bổ", điều này để nhấn mạnh tác dụng của thịt vịt đối với sức khỏe.
Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng cao và hàm lượng chất béo thấp. Nghiên cứu hiện đại đã xác nhận rằng chất béo trong thịt vịt chủ yếu là axit béo không no, thành phần hóa học của nó gần với dầu ô liu, có tác dụng làm giảm cholesterol. Do đó, ngay cả những người mắc bệnh tim mạch cũng có thể ăn thịt vịt để bồi bổ sức khỏe thể chất.
Những ai nên ăn thịt vịt thường xuyên hơn?
Theo các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), có rất nhiều người bị nóng bốc hỏa trong mùa hè, khi đến gặp bác sĩ thì đều được tư vấn là nên ăn bổ sung thịt vịt.
Ngoài ra, những người có công việc bận rộn, căng thẳng, lao lực, lao động chân tay, cơ thể suy nhược… cũng nên ăn thêm thịt vịt để hồi sức nhanh chóng hơn.
Những người khó ngủ, mất ngủ, người nóng nực dẫn đến khó chịu vào buổi đêm - gián tiếp gây ra mất ngủ cũng nên ăn thêm thịt vịt.
Những người dạ dày khó chịu, miệng lở loét, tinh thần mệt mỏi khó chịu, ăn nhiều thịt vịt sẽ khắc phục tình hình.
Người bị khô miệng, hâm hấp nóng khi trời nắng nóng, chán ăn, mệt mỏi, thiếu năng lượng, nên ăn thịt vịt đều đặn hơn, đặc biệt là món canh vịt (nước thịt vịt có nhiều lợi ích với sức khỏe).
Cách nấu món thịt vịt giải nhiệt
Nên chọn vịt già tuổi (vịt già tốt hơn vịt non), bí đao xanh, rong biển, cà rốt, muối, hạt tiêu, rượu gạo hoặc rượu trái cây, gừng.
Vịt sơ chế sạch, thái miếng vừa ăn, chần qua nước sôi, để ráo nước.
Rong biển khô ngâm nở, cắt miếng vừa ăn. Các nguyên liệu khác sơ chế và chuẩn bị sẵn.
Thịt vịt sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến
Cho một ít dầu vào chảo nóng, cho gừng miếng, đun sôi thơm, cho thịt vịt vào đảo đều, thêm chút rượu để khử mùi tanh.
Chuyển vịt sang nồi khác để nấu canh, thêm bí đao, cà rốt, rong biển, đổ nước vào nồi với lượng vừa ăn, nấu sôi nhỏ lửa trong ít nhất 1 tiếng, sau đó thêm hạt tiêu, muối và gia vị là có thể sử dụng.
Đây là món canh vịt đơn giản, nhưng đặc biệt ở sự kết hợp các loại thực phẩm nấu kèm. Món ăn thành phẩm này mang lại tác dụng bổ sung sức khỏe thể lực, tốt cho lá lách, loại bỏ chứng nóng trong, bổ âm, giảm phiền muộn, đặc biệt tốt cho những người làm việc nặng nhọc mất sức, người muốn giải nhiệt nhanh.
Tất nhiên, bạn cũng có thể thay thế các loại thực phẩm khác như ngó sen, củ cải, dưa chuột, măng tây và những loại rau củ quả có sẵn trong bếp.
Ngoài ra, bạn có thể chế biến thịt vịt với nhiều cách khác nhau, kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau. Hầu hết tất cả các món ăn đó đều có tác dụng giải nhiệt nhờ thành phần thịt vịt.
Lưu ý: Vì thịt vịt rất mát, nên không phải tất cả mọi người đều có thể sử dụng. Theo các chuyên gia, một số người có thể chất hư hàn (vừa lạnh vừa yếu) hoặc những người bị đau bụng do nhiễm lạnh, đi ngoài tiêu chảy hoặc đau lưng hay béo phì, viêm đường ruột mãn tính thì nên hạn chế ăn. Những người bị cảm mạo thì không nên ăn.
*Theo Bác sĩ Gia đình (TQ)
Xem thêm:
6 món ăn không để qua đêm sau khi nấu chín