Hãng thông tấn Aviapro của Nga tuyên bố trong báo cáo mới đây rằng Moscow đã chuyển 4 máy bay chiến đấu-ném bom tới căn cứ không quân Kmeimim ở Syria. Ảnh minh họa
Việc chuyển giao hoàn tất vào ngày 19/3 sau khi 5 máy bay vận tải quân sự Tu-154 hạ cánh xuống căn cứ.
Các nhà phân tích cho rằng sự xuất hiện của Su-34 là rất bất thường, đặc biệt là đối với chiến dịch quân sự ở Syria. Một số ý kiến cho rằng Su-34 của Nga sẽ là máy bay chiến đấu có thể “chiến đấu” với các phương tiện bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib và Latakia.
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết người có mặt trên một trong 5 chiếc máy bay vận tải thông tin rằng máy bay cất cánh từ sân bay Volga gần Astrakhan và bay qua Biển Caspi.
Hãng thông tấn Aviapro của Nga tuyên bố trong báo cáo mới đây rằng Moscow đã chuyển 4 máy bay chiến đấu-ném bom tới căn cứ không quân Kmeimim ở Syria. Ảnh minh họa
Có hai luồng dư luận xung quanh vấn đề này trên các phương tiện truyền thông Nga. Một quan điểm cho rằng đây là phản ứng của Moscow đối với Ankara sau khi Tổng thống Erdogan gửi xe bọc thép khổng lồ của Thổ Nhĩ Kỳ tới nước cộng hòa Ả Rập.
Quan điểm thứ hai cho rằng đây đơn thuần là sự luân chuyển của quân đội Nga trên lãnh thổ Syria. Điều này từng gặp trong các quá trình tương tự của người Mỹ khi luân chuyển quân ở Iraq và Syria, với tần suất khoảng ba tháng một lần.
Nga sử dụng tên lửa đạn đạo ở Syria
Nga đã tăng cường sử dụng pháo và tên lửa đạn đạo trong những ngày gần đây. Vào ngày 5 tháng 3, quân đội Nga đã tấn công các đoàn xe chở dầu và vận chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ. Hai loại tên lửa đạn đạo đã được sử dụng - Iskander và Tochka-U OTRK. Các cuộc tấn công diễn ra cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ gần 1,5km.
Người ta cáo buộc rằng người Nga đã bắn tên lửa đạn đạo Iskander từ căn cứ không quân Khmeimim của họ, nằm cách các vị trí bị tấn công 250 km. Iskander là một tên lửa đạn đạo tầm trung.
Vào tháng 2 năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ mất ít nhất 62 binh sĩ thiệt mạng tại Syria. Gần 100 binh sĩ bị thương, các lực lượng do Syria hậu thuẫn đã phá hủy hàng chục xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ và hơn 10 máy bay không người lái bị bắn hạ. Washington đã nhiều lần cáo buộc Moscow có liên quan đến cái chết của binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng Nga bác bỏ những cáo buộc này.
Vào đầu tháng 3, Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, ông Vladimir Putin và ông Recep Tayyip Erdogan đã đồng thuận triển khai lệnh ngừng bắn có hiệu lực tại khu vực giảm leo thang Idlib. Tổng thống Syria Bashar al-Assad sau đó nói rằng nếu quân đội Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không rời khỏi đất nước, Damascus sẽ sử dụng quyền lực.
Lý do cho các cuộc đàm phán Nga-Thổ Nhĩ Kỳ là do tình hình ở Idlib trở nên trầm trọng hơn, nơi mà hồi tháng 1, một cuộc tấn công quy mô lớn của quân đội Syria nhằm vào các vị trí của phe đối lập vũ trang và khủng bố đã bắt đầu.
Các lực lượng chính phủ đã tái chiếm gần một nửa khu vực giảm leo thang Idlib và bỏ lại một số trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, Ankara đã tăng mạnh lực lượng quân sự của mình trong khu vực và tiến hành chiến dịch “Lá chắn mùa xuân” nhằm đẩy lùi quân đội Syria.
Trong khi đó, hôm 11/3, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết nước này cùng Nga và Qatar đang nỗ lực thúc đẩy một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột kéo dài 10 năm tại Syria.
Cả ba bộ trưởng của ba nước đều nhấn mạnh trong cuộc hội đàm rằng một giải pháp chính trị phù hợp với các nghị quyết của Liên hợp quốc (LHQ) là cách giải quyết duy nhất cho cuộc xung đột ở Syria, vốn đã khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người phải tha hương.