Trước tình hình trên, theo chuyên gia chính trị và kinh tế Konstantin Dvinsky, không có lý do khách quan nào cho việc này, tuy nhiên Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính Liên bang Nga quan tâm đến tình hình hiện tại.
Đặc biệt, nhà phân tích minh họa luận điểm của mình bằng phát biểu của Phó giám đốc Ngân hàng Trung ương Ksenia Yudaeva.
Vào tháng 12 năm ngoái, bà Yudaeva nói rằng sự tăng trưởng của sản xuất trong nước được cho là sẽ dẫn đến lạm phát và suy thoái.
Một ngày trước đó, quan chức này lưu ý rằng Ngân hàng Trung ương Nga không thấy rủi ro nào khi đồng rúp giảm giá và cũng không cho rằng cần phải bán ngoại tệ từ xuất khẩu.
Đồng rúp Nga đang đối diện với tình trạng trượt giá rất nhanh trong thời gian gần đây.
Chuyên gia Dvinsky đã hướng sự chú ý đến mâu thuẫn nằm trong luận điểm của Phó giám đốc Ngân hàng Trung ương: "Sự mất giá nghiêm trọng như vậy (20% trong một tháng rưỡi) đồng nghĩa với bất ổn tài chính. Đồng rúp yếu hơn có nghĩa là lạm phát gia tăng", nhà phân tích nói trên kênh telegram của mình.
Sự mất giá của đồng tiền quốc gia dẫn đến tăng giá hàng tiêu dùng và thiết bị nhập khẩu. Để giảm tổn thất, các doanh nghiệp sẽ tính chúng vào giá thành sản phẩm.
"Giải pháp cho vấn đề là rõ ràng - quay trở lại việc bán ngoại tệ bắt buộc. Với cán cân thương mại dương, sự ổn định của đồng tiền quốc gia sẽ không gây tổn hại nghiêm trọng, chúng ta ổn với điều đó", chuyên gia Dvinsky nhấn mạnh.
Mặc dù vậy, Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga từ chối thực hiện biện pháp như trên, bởi nó sẽ góp phần vào việc làm dòng vốn chảy ra ngoài và họ chỉ có kế hoạch tăng lãi suất cơ bản do sự mất giá của đồng rúp.
Theo Reporter