Đông Nam Á sẽ đương đầu với thách thức gì lớn nhất trong năm 2021?

Trung Mến |

Khi mà đại dịch Covid1-19 vẫn tiếp tục kéo dài và tâm lý mệt mỏi dâng cao, khả năng có làn sóng lây nhiễm thứ 2 hoàn toàn có thể xảy ra.

Bất kỳ ai hy vọng rằng năm 2021 sẽ là một năm tốt hơn so với năm 2020 có thể sẽ phải thất vọng. Diễn biến trong khu vực Đông Nam Á, quan hệ giữa khu vực này với Mỹ và Trung Quốc sẽ không thay đổi đáng kể, hoặc thậm chí không tốt hơn. Thế nhưng nếu mọi chuyện không tệ hơn, nhìn chung mọi người sẽ vẫn sống ổn, theo nhận định của Nikkei trong bài báo mới đây.

Đông Nam Á đã vượt qua đại dịch Covid-19 tốt hơn so với nhiều khu vực khác, trong đó phải kể đến Đông Bắc Á. Tuy nhiên, cuộc sống tất nhiên đâu chỉ có đại dịch và chính virus corona được cho là đã làm bộc lộ ra nhiều yếu điểm về quản trị tại Indonesia, Malaysia và Philippines.

Đã có nhiều loại vắc xin được tung ra trong năm vừa qua. Tuy nhiên, vắc xin cũng không giải quyết được các vấn đề liên quan đến quản trị. Các nước như Malaysia, Indonesia và Philippines cũng sẽ vẫn phải chịu nhiều tác động tiêu cực.

Khi mà đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục kéo dài và tâm lý mệt mỏi dâng cao, khả năng có làn sóng lây nhiễm thứ 2 hoàn toàn có thể xảy ra. Việc tránh tâm lý tự mãn và duy trì trật tự xã hội sẽ là những thách thức vô cùng lớn, đặc biệt bởi chẳng nước nào có thể đóng cửa mãi mãi với thế giới. Chi phí kinh tế đang tăng lên và cho đến giờ cũng chưa thể biết được con số cuối cùng.

Chính phủ một số nước Đông Nam Á có thể xử lý được đại dịch. Nếu đại dịch đẩy cao quá trình số hóa, những nền kinh tế như Singapore sẽ có thể vượt xa các nước trong khu vực hoặc thậm chí các nước trên toàn cầu. Một số nước Đông Nam Á sẽ có thể hưởng lợi từ quá trình các doanh nghiệp chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc và một số nơi khác.

Tuy nhiên những điều nói đến trên đây vẫn chỉ là khả năng. Sẽ còn rất nhiều điều phụ thuộc vào khả năng thích nghi của chính phủ với môi trường kinh doanh, bù đắp vào các “lỗ hổng” về cơ sở hạ tầng cũng như phát triển các hệ sinh thái hỗ trợ cho nhiều ngành nghề. Cùng lúc đó, nhiều yếu tố bất thường trong chuỗi cung ứng không khỏi khiến nhiều người hoài nghi về khả năng của ASEAN trong việc tạo ra một cộng đồng kinh tế.

Để có thể thành công, yếu tố quan trọng nhất chính là giải quyết tốt các vấn đề chính trị. Chính phủ các nước cần cố gắng hạn chế chủ nghĩa dân tộc kinh tế. Thách thức này đang ngày một lớn hơn trong mỗi nước thành viên ASEAN. Sẽ cần đến nhiều nỗ lực để ngăn vấn đề này lan sang quan hệ giữa các nước trong ASEAN. Triển vọng không hẳn đã lạc quan.

Indonesia, Malaysia và Thái Lan đương đầu với nhiều thách thức chính trị. Triển vọng của Myanmar và Philippines cũng đang đương đầu với nhiều bất ổn. Ngay cả tại Singapore, thế hệ lãnh đạo mới cũng sẽ cần phải kiềm chế tâm lý ghét người nước ngoài trong bối cảnh có nhiều biến động về chính trị.

Chính quyền sắp tới của ông Biden sẽ nhắc nhiều hơn đến tính tập trung của ASEAN. Có thể chính quyền mới của Mỹ sẽ có quan điểm bớt khắt khe hơn với các hiệp định thương mại đa phương như Hiệp định Kinh tế Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) hay Hiệp định Đối tác Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Chính quyền sẽ vẫn tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc trong nhiều vấn đề, kể cả thương mại và công nghệ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại