Chương trình thúc đẩy sản xuất trong nước của Nhật Bản có giá trị 220 tỷ yên (tương đương 2.07 tỷ USD). Trong vòng xét duyệt đầu tiên kết thúc vào tháng 6, chính phủ Nhật Bản phê duyệt 57 dự án trong số 90 đơn đăng kí với tổng trị giá 57.4 tỷ yên.
Vòng nộp đơn thứ hai, kết thúc vào tháng 7, nhận được sự hưởng ứng lớn hơn rất nhiều với 1.670 đơn đăng kí trị giá khoảng 1.76 nghìn tỷ yên - cao gấp 11 lần số tiền còn lại trong ngân sách chương trình hỗ trợ. Sau khi được các chuyên gia đánh giá, danh sách những doanh nghiệp được nhận trợ cấp sẽ công bố vào tháng 10.
Theo Nikkei Asian Review, dù chính phủ Nhật hiện không có kế hoạch bổ sung thêm quỹ cho chương trình, nhưng một số ứng cử viên đang chờ kế nhiệm vị trí của Thủ tướng Shinzo Abe đã đề cập đến các biện pháp nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Khoảng 30 doanh nghiệp được phê duyệt trong chương trình riêng biệt trị giá 23.5 tỉ yên để tập trung vào việc chuyển chuỗi cung ứng đến Đông Nam Á.
Các khoản trợ cấp áp dụng cho việc sản xuất hàng hóa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc hàng hóa được sản xuất phần lớn ở một số quốc gia cụ thể. Nhiều dự án được phê duyệt trước đây có liên quan đến khẩu trang và các sản phẩm y tế khác. Trợ cấp bao gồm một phần chi phí nhất định, giới hạn ở mức 15 tỷ yên cho mỗi dự án
Ace Japan nằm trong số các công ty giành được trợ cấp trong vòng đầu tiên. Nhà máy sản xuất nguyên liệu thuốc này sẽ động thổ vào đầu mùa hè năm sau ở tỉnh Yamagata, Nhật Bản để sản xuất các thành phần thuốc mà trước đây họ chủ yếu phải nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tương tự, doanh nghiệp khác là Iris Ohyama sử dụng tiền hỗ trợ để bắt đầu sản xuất khẩu trang trong nước, đa dạng hóa nguồn sản xuất từ Đại Liên hay Tô Châu, Trung Quốc trước đây.
Iris Ohyama sử dụng trợ cấp để đa dạng hóa sản xuất. Ảnh: Nikkei.
Tại Nhật Bản, các yếu tố về quy định đối với môi trường khiến việc đưa các sản phẩm về sản xuất nôi địa trở nên khó khăn hơn. Khó khăn khác nằm ở ảnh hưởng xấu mà đại dịch Cocid-19 mang lại.
Công ty Showa Globe có kế hoạch bắt đầu sản xuất găng tay cao su trong nước sớm nhất là vào mùa xuân 2023, thay thế khoảng 10% hàng nhập khẩu. Công ty găng tay này trước đây sản xuất sản phẩm ở nước ngoài, chủ yếu ở Malaysia, nhưng đại dịch đã làm gián đoạn nguồn cung.
Chính phủ Nhật Bản cũng đã từng sử dụng trợ cấp để thu hút sản xuất về nước nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng khác. Sau trận động đất và sóng thần tháng 3/2011, chương trình thúc đẩy sáng tạo doanh nghiệp nhận được khoảng hơn 750 đơn đăng kí trong vòng đầu tiên và có khoảng 250 đơn được chấp nhận với tổng trị giá khoảng 200 tỉ yên.
Tuy nhiên, chương trình chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn do chi phí sản xuất ở Nhật Bản tăng, một phần do đồng yên tăng mạnh vào thời điểm đó.
Sự khác biệt lần này nằm ở sự chưa chắc chắn của môi trường, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung Quốc căng thẳng, an ninh kinh tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Một đại diện của những doanh nghiệp được nhận trợ cấp thừa nhận rằng "chúng tôi quyết định sản xuất trong nước ngay cả khi không được nhận trợ cấp."
Các dự án được trợ cấp thường là những công ty đa dạng hóa mạng lưới sản xuất của mình để đảm bảo an ninh tốt hơn trong trường hợp khẩn cấp, thay vì đơn giản là đóng cửa hoạt động ở nước ngoài và chuyển về nước.
Mời độc giả theo dõi chúng tôi trên MXH Lotus: