Buông bỏ quá khứ
Trong chiến tranh Thế giới thứ hai, có một phụ nữ tên là Elizabeth nhận được một bức điện báo quốc tế vào đúng ngày chúc mừng quân đồng minh vừa giành thắng lợi trên mặt trận Bắc Phi, nội dung bức điện thông báo rằng, cháu trai cô – người mà cô thương yêu nhất đã chết trên chiếng trường.
Elizabeth không thể chấp nhận sự thật này. Cô quyết định từ bỏ công việc, rời xa quê hương, mãi mãi ẩn mình trong cô đơn và nước mắt.
Đúng lúc dọn dẹp đồ đạc, chuẩn bị xin nghỉ việc, đột nhiên Elizabeth phát hiện một bức thư từ nhiều năm trước. Đó là bức thư mà cháu trai đã viết cho cô khi mẹ của cậu qua đời.
Trong thư viết rằng:
"Cháu biết rằng dì sẽ vượt qua mọi chuyện. Cháu luôn luôn ghi nhớ lời dì đã dạy cháu: Bất luận ở đâu cũng phải dũng cảm đối diện với cuộc sống. Cháu luôn luôn ghi nhớ nụ cười của dì, giống như một người đàn ông vậy, có thể đón nhận tất cả những nụ cười."
Elizabeth đọc đi đọc lại bức thư, cảm thấy cháu trai như đang bên cạnh mình, ánh mắt ấm áp đang nhìn mình và nói: Tại sao dì không làm như những gì dì đã dạy cho cháu?
Elizabeth từ bỏ ý định nghỉ việc, cô tự nói với mình: Mình nên giấu đau thương bên dưới những nụ cười, tiếp tục sống, bởi những việc đã qua sẽ chẳng thể nào thay đổi được nữa, nhưng mình có khả năng để tiếp tục sống.
Lời bình
Với những sự việc đã đi vào dĩ vãng, đau khổ chỉ khiến chúng ta thêm lãng phí thời gian.
Không những vậy, việc chúng ta chìm sâu trong đau khổ sẽ đè nặng lên tâm lý, khiến chúng ta chẳng thể đối diện với cuộc sống hiện tại.
Chỉ có buông bỏ những bất hạnh trong quá khứ, chúng ta mới có thể sống một cuộc sống hạnh phúc hơn ở hiện tại và tương lai.
Chính vì thế, hãy nỗ lực thay đổi tâm thái, điều tiết cảm xúc, học cách bình tĩnh đón nhận hiện thực, học cách mách bảo bản thân hãy nghe theo tự nhiên, học cách thản nhiên đối diện với vận mệnh, học cách nhìn đời theo hướng tích cực, học cách nghĩ đến mặt tích cực của mọi chuyện, bạn sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều.
"Độc miệng"
Một người bạn của tôi gần đây chia tay với người bạn trai đã yêu đương nhiều năm. Khi chúng tôi hỏi lý do, cô nói rằng, người yêu mình là một người đàn ông nhiều ưu điểm, duy chỉ có tật "độc miệng".
Cô ăn thêm vài miếng cơm, bạn trai sẽ ca cẩm rằng: "Ăn còn khỏe hơn heo, em xem có cô nào béo hơn cả bạn trai mình hay không?"
Rồi đến việc cô mua quần áo giảm giá cho mình và mẹ, bạn trai cũng cười nhạt, nói: "Cả nhà em đúng là có gu giống nhau."
Muốn làm vui lòng bạn trai, cô chọn mặc một chiếc váy có màu sắc nổi bật, không ngờ cậu ta vừa nhìn thấy đã cười lớn: "Em cho là mình mới 18 tuổi à? Trông như như bảng màu di động vậy."
Cuối cùng, không chịu được nữa, cô bạn tôi quyết định chia tay. "Tớ không thể tưởng tượng ra phần đời còn lại nếu phải sống với anh ta thì cuộc sống sẽ ra sao, ngày nào cũng nghe những lời nói khó lọt tai đó, chắc chẳng khác nào sống trong địa ngục."- bạn tôi chia sẻ.
Ít người nói ra những lời thô bạo mà có thể cảm nhận được cảm xúc của "người bị hại". Thế nhưng khi họ đối diện với những lời nói thô bạo, họ lại thấy mình thật không thể nào chịu nổi.
Đây cũng chính là hiệu ứng bươm bướm, một người ăn nói thô bạo sẽ tác động đến người xung quanh, hình thành nên sự thô bạo trong lời nói ở quy mô lớn hơn.
Chúng ta có thể sẽ thường bắt gặp cảnh tượng: Trong một phòng làm việc, một người miệng lưỡi độc địa, những người khác cũng nhìn sự vật sự việc theo cách nhìn hà khắc, dẫn đến việc những người khác đánh giá "người trong phòng đó đều là những người miệng lưỡi độc địa."
Phàm là người trong nhà sẽ cảng dễ bị ảnh hương. Bố mẹ dùng từ không thận trọng, con cái chắc chắn sẽ dễ dàng mô phỏng lại theo. Chính bởi thể, trước khi định nói điều gì, mỗi chúng ta đều nên suy nghĩ thật kỹ trước khi cất lời.