Loạn An Sử là một cuộc phản loạn về chính trị xảy ra dưới triều đại nhà Đường, do An Lộc Sơn và Sử Tư Minh phát động.
Đây cũng là một cuộc chiến tranh giành quyền thống trị ở cấp trung ương và là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự lụi bại của Đường triều, chấm dứt một thời kỳ dài thịnh vượng.
Việc Đường Huyền Tông vào những năm cuối trị vì thiên hạ, không quản nghiêm việc triều chính đã dẫn đến cuộc đại loạn này.
Cuối năm 755, An Lộc Sơn chính thức khởi binh chống nhà Đường. Quân An Lộc Sơn mạnh mẽ, nhanh chóng chiếm được đông đô Lạc Dương và nhiều thành trì ở Hà Bắc.
An Lộc Sơn tự xưng là Yên đế, điều 1 cánh quân đánh về phía tây để tấn công vào tây đô Tràng An, mặt khác giao cho Sử Tư Minh đánh dẹp các quận phía đông thuộc Hà Bắc, Hà Nam.
Trong khi nhiều thành trì ở phía đông nhà Đường đã hàng Yên thì một số ít ỏi vẫn cố chống cự lại, trong đó có Tuy Dương do Trương Tuần và Hứa Viễn trấn thủ.
Tuy Dương nằm ở Thương Khâu, là vùng trọng yếu, được xem là phên dậu của Giang Hoài, được Trương Tuần và Hứa Viễn cùng nhau thế thủ, cầm cự trước sức tấn công của 10 vạn quân Yên dưới quyền Doãn Tử Kỳ.
Thành Tuy Dương liên tục bị quân Yên bao vây, cuối cùng cũng đã không thể chống chịu được trước thế mạnh của quân phản loạn.
Dù quân Đường thắng nhiều trận nhưng do thành bị vây quá lâu nên binh lực tại đây dần dần cũng trở nên suy kiệt.
Trong thành Tuy Dương khi đó có 6 vạn hộc lương dự trữ. Đúng lúc khó khăn nhất, Quắc vương Lý Cự hạ lệnh điều 3 vạn hộc lương cho Bộc Dương và Tế Âm.
Hứa Viễn không đồng ý chuyển lương đi vì cần cho việc phòng thủ song cuối cùng, đành lực bất tòng tâm, buộc phải nghe theo.
Tướng giữ Tế Âm sau khi được 3 vạn hộc lương lại đầu hàng Doãn Tử Kỳ, khiến cho quân Yên được tiếp sức càng mạnh lên trong khi quân Đường càng thêm suy yếu.
Theo tính toán, số lương thực còn lại có thể cầm cự đến tháng tháng 7, tháng 8 năm 757 mới cạn. Tuy nhiên, một cuộc vây thành do Doãn Tử Kỳ tiến hành vào ngày 6/7 đã khiến thành Tuy Dương rơi vào trạng thái đói khát cực độ.
Không chỉ đói, các tướng sĩ còn ngã bệnh triền miên, khiến số lượng lính tinh nhuệ ban đầu từ con số 6800 giảm xuống còn 1000.
Việc Trương Tuần giết vợ, Hứa Viễn giết người nhà dâng thịt làm thức ăn cho tướng sĩ cũng đã xảy ra trong tháng 7 – thời điểm lương thực tích trữ cạn kiệt. Khi đó “phần lớn tướng sĩ chết vì đói, người sống cũng đều không thể tìm thấy sinh khí”.
Trong bối cảnh người chết trận, người chết đói nhiều như ngả rạ, tại sao hai vị tướng trên không lấy thịt của người đã chết để nuôi quân, mà phải giết người thân để thết đãi binh sĩ?
Hình ảnh mô phỏng cuộc chiến giữa những tướng sĩ Đường triều giữ thành Tuy Dương và quân Yên phản loạn.
Hành động này có hai cách lý giải. Thứ nhất, nó thể hiện sự coi trọng các binh sĩ của hai vị tướng và thứ hai, nó thể hiện quan điểm tuyệt đối không lấy thịt người để bổ sung quân lương.
Vậy thì lời đồn đại “phàm thực tam vạn khẩu” (ba vạn người bị biến thành lương thực nuôi quân) do đâu mà có?
Sau tháng 8 nhuận năm đó, hơn một ngàn quân thủ thành cũng đã tìm kiếm được nguồn lương thực bổ sung từ số trâu, ngựa trong thành, đâu có cần phải ăn thịt nhiều người đến vậy? Ngay cả trong hai tháng 7 và 8 đói khát nhất, cũng không thể ăn thịt đến 30.000 người.
Tuy Dương không có đủ lương thực dự trữ, việc này đã được tiên liệu ngay từ đầu. Vì thế, trong nửa đầu năm, việc phân phát lương thực cho dân trong có thể sẽ khó có sự công bằng.
Trong khi đó, tôn chỉ đầu tiên của Trương Tuần là giữ vững Tuy Dương, cho rằng Tuy Dương là “sự đảm bảo cho cả một khu vực Giang Hoài” nên bám trụ đến cùng, quyết không bỏ chạy.
Vì điều này, thứ đầu tiên ông ta phải đảm bảo đó là binh sĩ chứ không phải là bách tính Tuy Dương. Để cổ động binh sĩ, Trương Tuần đã giết ái thê nhưng nếu nói ông ta là kẻ cầm đầu, thực hiện việc ăn thịt 3 vạn dân, là điều khó tin.