Hồng Tú Toàn lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc chống lại triều đình Mãn Thanh. Ông ta tự xưng là Thiên Vương, thành lập Thái Bình Thiên Quốc.
Năm Quang Tự thứ 23, tức là năm 1843, Hồng Tú Toàn đã lập ra Hội “Bái thượng đế”, lấy tư tưởng “đàn ông nam giới trong thiên hạ, nguyện là anh em cả đời, đàn bà phụ nữ trong thiên hạ, đều là chị em một nhà” để kêu gọi phụ nữ nghèo tham gia khởi nghĩa.
Tại huyện Quế Bình, tỉnh Quảng Tây, rất nhiều phụ nữ do Dương Vân Kiều làm chủ đã tích cực tham gia, ủng hộ phong trào do Hồng Tú Toàn phát động.
Chân dung Hồng Tú Toàn (ảnh minh họa).
Hồng Tú Toàn từng nói: “một người đàn ông bị giết không khác gì cha ta bị giết, một người phụ nữ bị hiếp không khác gì vợ ta bị hiếp” để thu phục sự ủng hộ của quần chúng.
Vào đầu thời kỳ khởi nghĩa, đội quân Thái Bình được hình thành bởi toàn bộ lực lượng là phụ nữ, hợp sức cùng đội quân nam tác chiến, đánh đến tận Vũ Hán.
Sau khi công kích Nam Kinh, quân Thái Bình tiếp tục chinh phục về hướng đông, đội quân nữ vẫn xông pha trận mạc, giữ thế tiên phong.
Một cảnh trong phim Thái Bình Thiên Quốc.
Lật mặt
Tuy nhiên, khi chỉ vừa mới giành được một chút thắng lợi, Hồng Tú Toàn cho rằng một nửa giang sơn đã về tay mình, đại cục đã định sẵn, đã có thể đóng cửa, muốn đóng cửa làm vua, biến những người phụ nữ kề vai sát cánh thành những kỹ nữ mua vui cho bản thân mình.
17 ngày trước khi đánh Nam Kinh, tại thuyền rồng trên sông Vu Hồ, Hoàng Tú Toàn đã đột ngột tuyên bố cấm nam nữ không được gần nhau, đồng thời đưa ra bốn quy định nếu phạm phải thì chém không tha, nhằm hạn chế việc phụ nữ không được liên hệ với bên ngoài.
Sau khi đánh chiếm Nam Kinh, những phụ nữ theo Thiên Vương Hồng Tú Toàn đều phải dùng khăn che mặt. Phụ nữ chỉ cần đặt chân vào Thiên Vương phủ sẽ bị giam lỏng ở trong, hoàn toàn bị đứt liên lạc với thế giới bên ngoài.
Từ rất sớm, người sáng lập Thái Bình Thiên Quốc đã bị mê hoặc bởi cuộc sống ngập mùi tửu sắc của một đế vương.
Khi lập ra hội “Bái thượng đế”, Hồng Tú Toàn tự cho rằng, trên thiên đình có “chính nguyệt cung nương nương”, ông liền gọi vợ mình là “hựu chính nguyệt cung”.
Khi khởi nghĩa Kim Điền nổ ra, ông vua “giặc cỏ” này đã có 15 người đẹp hầu hạ. Một năm sau đó, trong cuộc chiến vây thành ở Vĩnh An, Quảng Tây, con số này tăng lên 36.
Sau khi kéo quân đánh ra ngoài đất Quảng Tây, tiến đến Đạo Châu, Hồ Nam, Hồng Tú Toàn tiếp tục thu nạp thêm 4 người đẹp được “tiến cống”.
Chưa dừng lại ở đó, sau khi chiếm lĩnh Vũ Xương, người đứng đầu cuộc khởi nghĩa nông dân khi đó vẫn tiếp tục tuyển chọn gái đẹp trong dân, số lượng lên đến 60 người.
Vậy sau khi đến Nam Kinh, Hồng Tú Toàn sở hữu bao nhiêu người đẹp? Theo “Giang nam xuân mộng bút kí”, dưới sự quản lý của Vương hậu nương nương có đến 208 người có danh vị.
Trong khi đó, dưới sự quản lý của 24 vương phi là 960 người. Nếu gộp lại, hậu cung của Hồng Tú Toàn có đến hơn 1.000 phụ nữ và những người này, đều có bổn phận “chăm sóc” Thiên Vương trên giường.
Mỹ nữ trong hậu cung của Hồng Tú Toàn.
Thế nhưng, Thiên Vương phủ không có thái giám
Theo ghi chép của các tài liệu có liên quan, vào ngày 23/3/ 1851, quân Thái Bình chính thức tổ chức nghi lễ đăng cơ cho Hồng Tú Toàn. Khi đó, thê thiếp của ông vua này đã nhiều không đếm xuể, cần phải có người hầu hạ. Nếu không có hoạn quan, hậu cung tất loạn.
Mặc dù xuất thân là một tú tài nhưng vị Thiên Vương này cũng biết rất rõ tính quan trọng của việc lập thái giám trong hậu cung. Vậy thì vì lý do gì, hậu cung của Hồng Tú Toàn không có thái giám?
Thực ra, không phải ông ta không muốn, chỉ có điều Thái Bình Thiên Quốc thiếu nhân tài có thể… tạo ra thái giám.
Hồng Tú Toàn đã từng lệnh cho cấp dưới tìm kiếm rất nhiều bé trai nhưng nhiều lần làm thủ thuật đều không thành công. Kết quả là không ít trẻ con đã bị ông vua này hại chết thảm thương.
Thủ thuật tạo ra thái giám là một việc do phủ nội vụ bên trong chiều đình nhà Thanh đảm đương và những người làm việc này, phải trải qua một quá trình huấn luyện công phu mới có thể làm được.
Về sau, vì không thể tạo ra… thái giám, Hồng Tú Toàn đành phải ra lệnh cho nữ quan vào cung đảm đương vai trò của thái giám.
Tuy nhiên, những nữ quan này cuối cùng cũng đều lần lượt trở thành phi tần của Thiên Vương, tất nhiên mỗi người có một vị trí, danh phận khác nhau.
Cứ như vậy, nữ quan vào cung ngày một lớn, đẩy số lượng phụ nữ trong Thiên Vương phủ lên con số 3 nghìn. Hậu cung của ông vua này cũng vì lẽ đó mà trở thành hậu cung duy nhất trong lịch sử không có thái giám.
Hồng Tú Toàn cùng đám phụ nữ hưởng lạc đời sống đế vương được 11 năm, đến năm thứ 3 Đồng Trị tức năm 1864 thì bị Tăng Quốc Thuyên giã pháo giết chết. 48 ngày sau khi ông ta chết, Thiên Quốc diệt vong.