Điểm lại những thất bại ê chề của đội quân Mông Cổ
Vào thế kỷ thứ 13, đại quân Mông Cổ bình định Trung Hoa, sau đó lại tiếp tục phát động hai chiến dịch chinh phục Nhật Bản và ba lần tiến hành chiến tranh xâm lược Đại Việt.
Tuy nhiên, đội quân tưởng như “bất khả chiến bại” ấy lại liên tiếp “thua đau” trước hai đất nước này.
Đầu năm 1258, Nguyên triều cử tướng Ngột Lương Hợp Thai dẫn quân tiến đánh Thăng Long nhưng không thành. Tiếp sau đó, vào năm 1285, quân Nguyên lại ồ ạt tiến quân hòng đánh chiếm Đại Việt lần thứ hai.
Tôn thất nhà Trần dưới sự chỉ đạo của vua Trần và “Hưng Đạo Đại vương” Trần Quốc Tuấn đã tiến hành phản chiến thành công. Quân dân khí thế bừng bừng, trên tay người nào cũng xăm hai chữ “sát Thát”(giết giặc Mông Cổ).
Sau khi chiếm lại được thành Thăng Long, toàn dân Đại Việt tiến hành phản chiến, đánh tan quân xâm lược.
Hốt Tất Liệt lúc này đang tổ chức tiến công Nhật Bản lần thứ hai, nghe tin quân Nguyên “thua đau” trước Đại Việt vô cùng giận dữ, liền ra lệnh tạm dừng cuộc chiến tranh với Nhật, nhanh chóng đưa 10 vạn quân xuống phía nam, tiến đánh triều Trần lần thứ ba.
Trần Quốc Tuấn khi đó dùng “cách đánh du kích”, lại kết hợp “chiến thuật cọc gỗ”, lợi dụng thủy triều trên cửa sông Bạch Đằng, chặt đứt đội thủy quân tiếp viện của Nguyên Mông, bắt sống tướng cầm đầu là Ô Mã Nhi cùng 400 thuyền lương.
Đội thiết kỵ Mông Cổ từng quét ngang đại lục Á – Âu, thu phục được cả những nước lớn như Trung Hoa và Nga, nhưng khi tiến quân xuống phía Nam lại bị một nước nhỏ như Đại Việt cho “nếm mùi thất bại”.
Sau ba lần thua đau, Hốt Tất Liệt cũng phải từ bỏ ý định xâm lược Đại Việt.
Quân đội Mông Cổ từng nhiều lần gặp thất bại ê chề tại Đại Việt và Nhật Bản (ảnh minh họa).
Điều này cũng lặp lại tương tự ở đảo quốc Nhật Bản.
Lần đầu tiên quân Mông Cổ giao chiến với Nhật Bản là vào năm 1274. Khi đó, 2 vạn 5 ngàn quân Nguyên Mông sau 20 ngày chiến đấu liên tiếp đã bị quân dân Nhật Bản hạ gục.
Nhờ có những võ sĩ trong đội kỵ binh nặng liều mình vượt mưa tên, đội quân Nhật Bản khi ấy đã đánh sâu vào lòng địch, buộc quân Mông Cổ phải đánh cận chiến, cũng khiến cho quân địch mất đi ưu thế.
Đội quân nổi danh là thiện chiến của Nguyên triều khi ấy dù đã hao tốn phân nửa binh lực vẫn không thể bảo vệ trận địa, đành phải lên thuyền rút lui.
Sau khi hoàn toàn chinh phục được Trung Hoa, Hốt Tất Liệt phát động cuộc hải chiến lần thứ hai với Nhật Bản.
Dù được đầu tư binh lực và tài lực gấp 10 lần so với trước đó, nhưng quân Mông Cổ vẫn không chiếm được ưu thế, một lần nữa bị quân dân đảo quốc này đánh lui.
Ba lần thua đau trước Đại Việt và hai lần thất bại trước Nhật Bản đã khiến đội quân thiết kỵ Mông Cổ đánh mất danh hiệu “bất khả chiến bại” của mình.
Vậy, sức mạnh gì đã khiến cho hai đất nước này có thể đại thắng trước một đội quân mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ?
Hé lộ nguồn gốc sức mạnh tinh thần của Việt Nam và Nhật Bản
Thời cổ đại, Đại Việt và Nhật Bản từng có mối quan hệ gần gũi với Trung Hoa, hoặc từng là chư hầu, hoặc có thời gian trở thành thuộc địa. Văn hóa của hai nước này cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc.
Bản thân văn hóa Việt Nam cũng từng có thời kỳ du nhập tư tưởng của Nho gia. Tuy nhiên những điều này vẫn không thể “đồng hóa” được phong tục và quan niệm của người dân Việt Nam và Nhật Bản.
Nho gia vốn có quan điểm “thượng đức, ức võ” (coi trọng đạo đức hơn võ thuật). Trong khi đó, dù tiếp thu tư tưởng của Nho gia, nhưng Nhật Bản và Việt Nam vẫn luôn giữ truyền thống “dũng mãnh, thượng võ, có nghị lực chiến đấu”.
Điều này có liên quan chặt chẽ tới môi trường sinh sống và bối cảnh văn hóa của hai nước này.
Từ môi trường sống mà đánh giá, Nhật Bản và Việt Nam khi xưa đều không phải là “bộ lạc thảo nguyên”. Nhưng bởi vì sở hữu vị trí địa lý đặc biệt, hai đất nước này từ rất sớm đã thường xuyên phải chịu cảnh binh đao.
Vì vậy, những cuộc tranh đấu khốc liệt diễn ra tại hai nơi này cũng không thua kém so với các bộ lạc ở thảo nguyên.
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nội chiến liên miên, hai quốc gia này có những trang sử đầy khói lửa, nhưng cũng lưu danh không ít anh hùng thiện chiến. Những nhân vật này nhận được sự sùng bái và tôn kính từ nhân dân.
“Văn hóa võ sĩ”,“văn hóa chiến đấu” từ đây cũng được hình thành và trở thành đặc điểm nổi bật của Nhật Bản và Việt Nam.
Trải qua ba trận chiến chống Nguyên Mông, Đại Việt đã có không ít những bậc anh hùng được lưu danh sử sách. Tiêu biểu phải kể tới “Hưng Đạo Vương” Trần Quốc Tuấn.
Đất Việt từ Bắc chí Nam đều có đền thờ ông, việc nhang khói vẫn tiếp diễn trong suốt ngàn năm qua. Vậy mới thấy chính việc tôn kính các bậc anh hùng đã trở thành truyền thống văn hóa quý báu, đồng thời khích lệ cho “văn hóa chiến đấu” của nhân dân ta.
Nhờ công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn được tôn là "Hưng Đạo Vương" và được thờ phụng trên khắp cả nước (ảnh minh họa).
Một sử gia hiện đại của Việt Nam từng nhận định:
“Truyền thống của dân tộc Việt Nam trước giờ chính là toàn dân là binh. Nhân dân ta hằng ngày trên ruộng cầm cày, cuốc làm nông dân, nhưng tới một ngày cần cầm thương, thì tất cả đều có thể ra chiến trường chiến đấu.”
Trong cuộc sống thường ngày, nhân dân của hai nước là những con người bình thường, khiêm tốn, hiểu lễ nghĩa, nhưng khi bước lên chiến trường, họ đều là những đấu sĩ đáng gờm.
Vậy mới nói, mặc dù tiếp nhận văn hóa Nho gia, nhưng người Việt và người Nhật không hề bị đồng hóa, mà ngược lại còn bảo vệ, giữ gìn “dân phong mạnh mẽ” của dân tộc mình.
Thứ nhất là bởi Nho giáo chỉ có ảnh hưởng sâu sắc tới các tầng lớp trên trong xã hội, không phổ biến trong các tầng lớp bình dân.
Thứ hai là bởi các nước này cần những yếu tố thực tế hơn để sinh tồn trong hoàn cảnh khắc nghiệt chứ không phải là những thứ mang tính lý thuyết.
Không chỉ nhờ vào vị trí địa lý đặc biệt, mà chính “văn hóa võ sĩ”, “văn hóa chiến đấu” cùng tinh thần thượng võ và lòng đoàn kết đã khiến Việt Nam và Nhật Bản chiến thắng không chỉ đội thiết kỵ Nguyên Mông mà còn hạ gục nhiều đối thủ đáng gờm khác.