Rắn hổ mang có thực sự là hung thủ giết chết nữ hoàng Cleopatra?

Thu Trang |

Nhiều lời giải thích được đưa ra bác bỏ khả năng nữ hoàng Cleopatra chết do rắn cắn.

Các nhà học giả thuộc trường Đại học Manchester tin rằng khó có thể giấu được một con rắn hổ mang Ai Cập hay còn gọi là rắn mào vào trong giỏ như trong các câu chuyện kể về cái chết của vị nữ hoàng xinh đẹp mà chúng ta từng nghe.

Đơn giản bởi vì chúng có kích thước khá lớn.


Rắn hổ mang Ai Cập là một loài rắn độc có kích thước khá lớn.

Rắn hổ mang Ai Cập là một loài rắn độc có kích thước khá lớn.

Từ bao đời nay người ta vẫn nghĩ rằng nữ hoàng Cleopatra chết vì bị rắn cắn.

Những câu chuyện cổ đại ghi lại rằng một con rắn được giấu vào trong chiếc giỏ trái cây để dâng lên nữ hoàng. Nữ hoàng đã dùng chính con rắn đó để tự tử vào ngày 12/8 năm 30 trước Công nguyên. Hai thị nữ theo hầu bà cũng chết theo.

Tuy nhiên, các nhà học giả đã bác bỏ ý kiến trên. Theo họ, những con rắn độc Ai Cập như rắn hổ mang và vắn vipe có kích thước quá lớn và rất dễ bị phát hiện.

Ông Andrew Gray, người phụ trách khoa bò sát tại Bảo tàng Manchester Museum, cho hay một con rắn hổ mang trưởng thành có thể dài tới 2.4 mét, kể cả là con rắn có nhỏ hơn đi nữa cũng không dễ gì mà giấu được.

Ông cũng giải thích thêm rằng con rắn không thể một lúc cắn chết 2, 3 người ngay lập tức mà không ai phát hiện ra cả.

“Không kể đến việc rắn hổ mang quá lớn, khó có thể giấu mang vào được thì xác suất bị chết vì rắn cắn chỉ là 10% vì hầu hết các vết cắn đó đều khô nghĩa là không có nọc độc.”

“Điều đó không có nghĩa là rắn hổ cắn không nguy hiểm. Nọc độc gây hoại tử và chắc chắn người bị cắn sẽ chết, nhưng đó là cái chết từ từ. Vì vậy, việc dùng rắn để giết 2 hoặc 3 người liên tiếp nhau cùng lúc là điều không thể”

“Rắn dùng nọc độc để bảo vệ bản thân và để săn mồi – thế nên nó chỉ dùng nọc độc khi thực sự cần thiết.”

Ông Andrew đã có cuộc nói chuyện với nhà Ai Cập học Tiến sĩ Joyce Tyldesley đến từ trường Đại học Manchester University trong trương trình giới thiệu về lịch sử Ai Cập cổ đại.

Theo Tiến sĩ Joyce, có rất nhiều giả thuyết xoay quanh cái chết của vị nữ hoàng cuối cùng trong lịch sử Ai Cập. Một trong số những giả thuyết đó là bà hoàng này đã bị Hoàng đế La Mã Octavian đầu độc.

Nữ tiến sĩ này cho hay nhà phân tính tích cách tội phạm Pat Brown tin rằng tự tử không phải là cá tính của nữ hoàng Cleopatra và rất có thể bà đã bị Hoàng đế Octavian, người cai trị La Mã từ năm 27 Trước công nguyên đến năm 14 Sau công nguyên, giết hại.


Nhà phân tính tích cách tội phạm Pat Brown tin rằng tự tử không phải là cá tính của nữ hoàng Cleopatra.

Nhà phân tính tích cách tội phạm Pat Brown tin rằng tự tử không phải là cá tính của nữ hoàng Cleopatra.

Tuy nhiên, chính bản thân nữ tiến sĩ lại cho rằng vị “nữ pharaoh” cuối cùng của Ai Cập đã tự sát.

“Chúng ta biết rất ít về các phương thức tự tử trong thế giới Ai Cập cổ đại nhưng tự tử trong thế giới Hy Lạp hoặc La Mã cổ đạị được chấp nhận như một phương thức để đối mặt với những vấn đề không thể giải quyết được. Và Cleopatra cũng thuộc về thế giới đó.”

“Mark Antony, người tình của Cleopatra, đã dùng dao găm tự đâm mình và có tài liệu ghi lại rằng Cleopatra cũng đã cố gắng tự sát bằng cách tương tự. Thế nên, việc bà hoàng này tự cắt mạch máu trong bồn tắm cũng có thể xảy ra.”

Một giả thuyết khác đặt ra là có thể vị nữ hoàng này đã sử dụng nọc độc rắn được chuẩn bị sẵn chứ không phải là từ con rắn trong giở hoa quả.

Nữ hoàng Cleopatra có mối liên hệ đặc biệt với rắn, giống như các ông hoàng bà chúa khác của Ai Cập. Bà ta tin rằng mình là hiện thân của nữ thần Isis.

Nữ thần có thể xuất hiện dưới hình dạng một con rắn. Vì lẽ đó, trong cung điện của mình, nữ hoàng Cleopatra nuôi rất nhiều trăn không có nọc độc và tương truyền là những con trăn đó được đặt theo tên của nữ hoàng.


Nữ hoàng Clepatra tin rằng mình là hiện thân của nữ thần Isis.

Nữ hoàng Clepatra tin rằng mình là hiện thân của nữ thần Isis.

Người Ai Cập cổ đại cho rằng rắn là những người mẹ tuyệt vời vì rất ít loài rắn có bản năng làm mẹ, nhưng rắn hổ là một ngoại lệ. "Nó sẽ ngồi canh tổ cho đến khi trứng nở hết. Cho nên, trong trường hợp này có vẻ như người Ai Cập đã đúng” - tiến sĩ Gray chia sẻ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại