Phong tục vẽ “của quý” lên tường đang ngày một phai mờ dần trong các khu vực thành thị của quốc đảo Bhutan này, tuy nhiên các hộ gia đình ở vùng nông thôn vẫn giữ nguyên truyền thống kỳ lạ này.
Những vị khách du lịch nước ngoài đầu tiên biết đến quốc đảo Bhutan xinh đẹp từ năm 1974.
Và phải đến năm 1999, truyền hình mới bắt đầu xuất hiện tại đây, do trước đó có lệnh cấm của chính phủ vì lo sợ những tác động của xã hội phương Tây lên quốc gia này.
Sinh sống trong vùng ngoại ô ở Thimphu, Bhutan, ông Tshewang Nidup rất tự hào về hai hình vẽ “nhạy cảm” cao tới 2m trước cửa nhà mình nằm bên cạnh dòng xong chảy ngang qua thủ đô không mấy náo nhiệt của Bhutan.
Người dân quốc đảo Bhutan cho rằng xăm hình "của quý" lên tường sẽ giúp xua đuổi tà ma.
“Dương vật trở thành một biểu tượng quan trọng bởi chúng tôi tin rằng nếu “của quý” của đàn ông xuất hiện quanh nhà thì ma quỷ sẽ không thể hoành hành”, ông Nidup, 46 tuổi, giải thích.
Lịch sử của phong tục vẽ “cái ấy” lên tường nhà ở Bhutan được bắt nguồn từ nhân vật hư cấu có tên Drukpa Kunley.
Vị anh hùng này gắn liền với những chuyến chu du khắp cả nước để quyến rũ các cô gái và không quên nhiệm vụ chiến đấu với ma quỷ trong suốt thể kỷ 15 và 16.“Anh ấy đã tới và đánh đuổi yêu ma bằng chính “của quý” của mình”, ông Nidup giải thích thêm.
“Vị anh hùng này đã cố gắng tạo ra sức nóng kinh khủng trong chính cơ thể mình để biến bộ phận nhạy cảm của anh trở thành một thanh sắt nóng mà anh đã dùng để đốt cháy lũ ma quỷ”.
Kết quả là, ở những vùng nông thôn, bộ phận sinh dục của đàn ông thường được vẽ lên tường nhà để tỏ lòng tôn kính cũng như bảo vệ gia đình khỏi sự xâm hại của ma quỷ.
Lịch sử của phong tục vẽ “cái ấy” lên tường nhà ở Bhutan được bắt nguồn từ nhân vật hư cấu có tên Drukpa Kunley.
“Tôi nghĩ mọi người có vẻ như có chút ngại ngùng”, ông Dasho Karrma Ura, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Văn hóa Bhutan, nói.
“Những người dân sống trong thành phố bị ảnh hưởng nhiều bởi các hình ảnh xã hội phương Tây. Họ chưa từng nhìn thấy những thứ như thế này ở bất kỳ đâu”.
Bảo tồn văn hóa quốc gia là một trong 4 mục tiêu chính của quá trình phát triển đất nước Bhutan trở thành “Đất nước hạnh phúc” thay vì sự phát triển của kinh tế.
Thậm chí, khách du lịch cũng bị hạn chế nhập cảnh vào Bhutan để giảm tối đa những tác động vào môi trường cũng như xã hội.
Với khách nước ngoài, họ phải đóng ít nhất 200 USD mỗi ngày để được phép đi thăm quốc gia này và phải kèm theo một hướng dẫn viên bản địa.