Trung Quốc đang trải qua đợt khủng hoảng ô nhiễm không khí nặng nhất trong lịch sử. Trong vòng chỉ 1 tháng, quốc gia đông dân đã phải 2 lần báo động đỏ về ô nhiễm.
Khắp nơi người dân trang bị khẩu trang như một vật dụng bất ly thân trong cái bầu không khí toàn khói bụi. Thế nhưng, nếu nói Trung Quốc chỉ bị ô nhiễm không khí, thì bạn nhầm, nước của Trung Quốc cũng chẳng khá hơn đâu!
Ở tỉnh Triết Giang trong năm 2014, chỉ mới qua một đêm thôi mà nước sông Tân Mỹ Châu bỗng dưng trở màu đỏ quạch như máu.
Cứ tưởng đây là một vụ đồng bào nhà cá cắt cổ tự sát tập thể khiến cả dòng sông nhuộm đỏ máu tươi, thế nhưng hóa ra đây chỉ là sản phẩm của bụi bặm, rác rưởi chất đầy hai bên bờ sông.
Dòng sông máu ở tỉnh Triết Giang.
Một nửa số sông ngòi, hồ nước ở Trung Quốc đang ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, không thể thích hợp để con người tiêu thụ sử dụng.
Chuyển sang tỉnh Sơn Đông. Cảnh tượng từng dòng nước ngập trong rác rưởi rêu phong bẩn thỉu không hề là chuyện hiếm gặp.
Thậm chí nước còn ô nhiễm tới mức hơn một nửa nguồn nước ngầm phía Bắc Trung Quốc đã bị nhiễm bẩn nghiêm trọng, thậm chí còn không thể sử dụng để tắm.
Điều này cũng có nghĩa là, chẳng có cái giếng ngầm nào ở khu vực này là an toàn cho người sử dụng, nước sạch trở nên vô cùng khan hiếm.
Nguồn nước tràn ngập rêu tảo tại Sơn Đông.
Lại sang tỉnh Hà Nam, dòng sông ngập trong ô nhiễm, có màu giống như... tiết canh được cho là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng cực lớn của những "làng ung thư".
Nguyên nhân có thể xác định là từ những nhà máy trong khu vực đã thi nhau xả nước thải bừa bãi gây nhiễm độc nguồn nước sinh hoạt.
Nguồn nước "tiết canh" tại tỉnh Hà Nam.
Tại Hồ Bắc thì sao? Không còn quá hiếm chuyện các mặt sông hồ tại đây phủ đầy rêu, tảo. Gần như sông hồ ở đây có màu xanh lá cây của các loại thực vật nước, không còn có thể thấy một chút, dù chỉ lấp ló sự trong lành của làn nước.
Mà tảo thôi còn may, nhiều lúc còn là cả đàn cá chết ngửa bụng tràn khắp mặt nước.
Cũng là Bắc, nhưng mà là Hà Bắc. Mức độ ô nhiễm nguồn nước ở thành phố Đan Giang Khẩu đã tăng cao đến 20 lần so với mức độ an toàn được quy định bởi tổ chức y tế thế giới WHO.
Nước sông toàn cá chết ở Hồ Bắc.
Thành phố Thượng Hải xinh đẹp cũng không nằm ngoài danh sách những nơi có nguồn nước kinh khủng nhất thế giới. Năm 2013, đã có hơn 2.000 con lợn chết được phát hiện đang trôi nổi trên một con sông ở Thượng Hải.
Tới tỉnh An Huy, người dân tại đây đã quá quen với việc nước đặc quánh, phủ màu xanh rì của rêu và hằng hà sa số rác thải có thể tìm thấy trên nguồn nước.
Trong khi phần lớn số nước tại đó sẽ được sử dụng để làm tuyết nhân tạo trong Thế vận hội mùa đông Olympic tổ chức ở Bắc Kinh trong năm 2022, sự ô nhiễm nặng nề thế này chỉ có thể đem đến một mùa tuyết có màu xanh lá cây mà thôi.
Bạn có tin đây là nước ở tỉnh An Huy?
Người dân ở tỉnh Trùng Khánh cũng như truyền thông Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, buộc các nhà chức trách phải hành động, khắc phục nguồn nước siêu ô nhiễm tại khu vực này. Con người không thể nào sử dụng nổi số nước quá sức ô nhiễm như vậy.
Hai con thuyền "bơi" trong biển rác tại Trùng Khánh.
Chính quyền Trung Quốc dự định sẽ chi khoảng 850 tỷ USD trong vòng 10 năm tới đây để đối phó với hiện tượng ô nhiễm quá sức nặng nề trong nguồn nước tại quốc gia này. Vì vậy, đừng tưởng chỉ mỗi không khí Trung Quốc là ô nhiễm, vẫn chưa ăn thua so với nước đâu.