Vài ngày trước, một phụ nữ 53 tuổi người Australia đã phải nhập viện chỉ vì mặc quần jeans quá chật.
Các bác sĩ đã cắt ống quần để giải thoát cho cô sau khi phát hiện cô gặp phải hội chứng chèn ép khoang, các dây thần kinh và cơ bị tổn thương vì áp lực lớn tại bắp chân.
Đây không phải là lần đầu tiên có người gặp nguy hiểm bởi thời trang. Ngay từ thời Trung cổ, thời trang đôi khi đã rất cực đoan và “điên rồ”.
Dưới đây là những xu hướng thời trang được coi là “đẫm máu nhất trong lịch sử”.
Váy phồng
Váy phồng, hay Crinoline, thịnh hành ở châu Âu thế kỷ 19. Tuy nhiên, đã có hơn một trường hợp tử vong do cháy váy.
Theo một báo cáo điều tra do báo Mỹ New York Times công bố năm 1858, mỗi tuần có 3 ca tử vong vì cháy váy phồng.
Tháng 7/1861, nhà thơ Henry Wadsworth Longfellow đã cuống cuồng giúp vợ dập lửa từ chiếc váy bà đang mặc, song không may, bà đã qua đời vì bỏng một ngày sau đó.
Hai chị em Oscar Wilde cũng đã thiệt mạng lý do tương tự, xuất phát từ bộ váy kiều diễm họ mặc buổi dạ hội.
Mặc dù những tai nạn chết người này đã khiến nữ giới thời kỳ đó bắt đầu lo lắng và chú ý hơn, song nó váy phồng vẫn không giảm độ "nóng" bởi đặc tính thời trang của nó.
Chiếc váy phồng được các quý cô thế kỷ 19 ưa chuộng.
Đai cổ cứng
Đai cổ cứng ra đời vào thế kỷ 19, cho phép những người đàn ông không phải thay áo sơ mi hàng ngày.
Với các quý ông, đai cổ cứng giống như một phụ kiện thời trang không thể thiếu khi họ tới các câu lạc bộ, nhâm nhi vài ly rượu và ngủ thiếp đi trên ghế. Song, chỉ cần một chút sơ sẩy, ngả đầu ra phía trước, các đai cổ cứng có thể giết chết họ.
Năm 1888, một người đàn ông tên John Cruetzi đã chết gục bên trong công viên. Chính chiếc đai cổ cứng mà Cruetzi đeo đã cản trở hoạt động của khí quản, ngăn máu chảy qua tĩnh mạch, gây đột quỵ và khiến ông ta tử vong.
Áo chẽn ngực
Áo chẽn ngực là loại áo lót giúp làm thon nhỏ vòng eo của phụ nữ, thịnh hành trong Thời đại Victoria.
Áo chẽn ngực được cho là đã gây ra những hậu quả xấu tới sức khỏe như khó tiêu, táo bón, ngất xỉu, thậm chí là chảy máu trong, làm thay đổi khung xương và buộc một số cơ quan bên trong cơ thể phải thay đổi vị trí của tự nhiên của chúng.
Năm 1874, người ta liệt kê ra 97 loại bệnh khi mặc chiếc áo chẽn ngực, bao gồm cả chứng cuồng loạn hay trầm uất.
Vào những thập niên 60 đến 90 của thế kỷ 19, tạp chí y khoa The Lancet đã đăng tải ít nhất mỗi năm 1 bài báo nói về tác hại khôn lường nếu mặc áo chẽn ngực.
Các bộ phận bên trong cơ thể buộc phải thay đổi vị trí để phù hợp với khung xương mới của những phụ nữ ưa mặc áo chẽn.
Mũ Mad Hatter
Ngộ độc thủy ngân chính là một trong những nguy hiểm hàng đầu đối với những những người làm việc trong ngành công nghiệp sản xuất mũ thế kỷ 18, 19. nguyên nhân là bởi hóa chất này đã được sử dụng để sản xuất nỉ - chất liệu chủ đạo của chiếc mũ này.
Giày sen
Giày sen chính thức bị cấm ở Trung Quốc từ năm 1912, tuy nhiên, nhiều năm sau đó, ở một số nơi, người ta vẫn giữ nét văn hóa này, bó chân phụ nữ sao cho vừa chiếc giày nhỏ như giày trẻ con.
Trong thế kỷ trước, để có được bàn chân nhỏ nhắn đi vừa chiếc hài bé xíu chuẩn mực, những người phụ nữ Trung Quốc đã phải bó chân từ lúc còn nhỏ, thậm chí những ngón chân của họ còn bị cắt cụt nếu nó phát triển thêm.
Đó thực sự là nỗi kinh hoàng trong lịch sử thời trang gây đau đớn cho biết bao phụ nữ Trung Quốc xưa.