Trong sáng như hoa sen, tự nhiên không chải chuốt
Vào thời nhà Tần, Hoàng đế tuyển chọn phi tần đều rất đề cao vẻ đẹp trời cho.
Theo đó, những cô gái muốn nhập cung phải sở hữu dung nhan xinh đẹp tự nhiên. Lý do mà trước kia những mỹ nữ như Hạ Cơ, Tức Quy, Tây Thi đều khiến nam nhân trong thiên hạ say đắm là bởi các nàng sở hữu vẻ đẹp tựa như tiên nữ ngay cả khi không trang điểm.
Vẻ đẹp trời cho của Tây Thi được nhắc tới như huyền thoại về nhan sắc trong lịch sử Trung Hoa. (Ảnh: nguồn internet).
Tương truyền rằng năm xưa Tây Thi vì xuất thân bần hàn nên không có y phục đẹp đẽ để mặc, chỉ có thể vận vải thô, áo gai. Vậy nhưng dung nhan mỹ miều trời sinh của nàng vẫn khiến cho nhiều người mê mẩn, trong đó có cả Ngô vương Phù Sai.
Tư chất đoan chính, hiểu biết lễ nghĩa
Đến thời nhà Hán, trải qua một vòng biến đổi, vua chúa nhìn mỹ nhân nhiều cũng sinh nhàm chán, liền bắt đầu muốn thưởng thức những người đẹp đoan trang. Vì vậy, tiêu chuẩn tuyển chọn phi tử của thời kỳ này thường lấy lễ nghĩa làm đầu.
Sủng phi của Hán Vũ Đế - Vệ Tử Phu - là hình mẫu đại diện cho những chuẩn mực về các phi tần thời kỳ này. (Ảnh minh họa).
Các sủng phi nổi tiếng của các Hoàng đế Hán triều đều là những người vừa xinh đẹp, vừa hiểu lễ nghĩa. Nếu như Hoàng hậu Trường Yên của Hán Huệ Đế nổi tiếng đoan trang, thì Vệ Tử Phu – sủng phi của Hán Vũ Đế lại hơn người ở cả dung nhan và đức hạnh.
Trong khi đó, Hoàng hậu Triệu Phi Yến của Hán Thành Đế người cũng như tên, khi múa thì mềm mại như chim yến, tài nghệ có thể sánh ngang với những vũ công nổi tiếng ngày nay.
Thông minh, phong nhã, thoát tục
Học thuyết Phật giáo đặc biệt thịnh hành vào thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều, nên các Hoàng đế bắt đầu chuyển mắt xanh sang những cô gái hiểu biết, hoạt bát, thoát tục.
Hậu cung vì vậy cũng trở thành nơi trổ tài ăn nói, tập hợp những mỹ nữ vừa có khí chất thần tiên, lại vừa thông minh, trí tuệ hơn người.
Khí chất thoát tục và sự thông tuệ là những tiêu chí ưu tiên trong việc tuyển chọn phi tần thời kỳ này. (Ảnh minh họa).
Hoàng hậu Chân thị của Tào Phi chính là hình mẫu điển hình cho mỹ nhân thời kỳ này. Sinh thời, Chân thị không chỉ có khí chất thoát tục, mà còn thông minh tài trí nên rất được Tào Phi sủng ái.
Sau này còn có Quý phi Trương Lệ Hoa của Trần Hậu Chủ nổi danh là “Hằng Nga của nhân gian.
Trắng trẻo, ngực nở, mông cong
Dưới thời Tùy – Đường và Ngũ Đại Thập quốc, tiêu chuẩn chọn phi của các Hoàng đế biến chuyển đến nỗi “nghiêng trời lệch đất”.
Đến thời của Tùy Dương Đế, việc tuyển phi vẫn ưu tiên người có tư chất đoan trang. Nhưng tới thời nhà Đường, tiêu chuẩn thẩm mỹ của các vị vua thay đổi đến nỗi “ít ai dám khen tặng”!
Theo quan niệm về cái đẹp của thời kỳ này, các vị vua bấy giờ thích những cô gái ngực nở, mông cong, trắng trẻo.
Vóc dáng đầy đặn, nở nang chính là thước đo vẻ đẹp của phụ nữ thời nhà Đường. (Ảnh minh họa).
Tương truyền rằng Võ Tắc Thiên năm xưa bên cạnh tài trí còn nhờ vào gương mặt xinh đẹp và vóc dáng đầy đặn nên mới nhận được sự sủng ái của hai đời Hoàng đế.
Những mỹ nữ béo chắc, đầy đặn như Dương Ngọc Hoàn chính là đại diện tiêu biểu cho quan niệm về “mỹ nhân” của thời đại này.
Dịu dàng, sang trọng, đề cao đức hạnh
Đến thời nhà Tống, các Hoàng đế bắt đầu tôn sùng đức hạnh của người phụ nữ. Vẻ đẹp sang trọng được các vua đặc biệt yêu thích, nên phi tử hậu cung thời bấy giờ phần lớn là tiểu thư danh môn khuê các xuất thân từ gia đình quan lại.
Xuất thân được đặt lên hàng đầu trong hậu cung của các Hoàng đế Tống triều. (Ảnh minh họa).
Do đó, dù có là mỹ nhân, nhưng nếu cô gái đó không có xuất thân danh giá thì cũng khó có cửa tiến cung. Đây cũng là nguyên nhân trong hậu cung Tống triều có rất ít người được sủng ái dựa vào dung mạo.
Mạnh mẽ, phóng khoáng, cao lớn
Ngược lại với Tống triều, Nguyên triều lại có những tiêu chuẩn tuyển phi tương đối đơn giản.
Các Hoàng đế nhà Nguyên chuộng vẻ phóng khoáng, mạnh mẽ, rắn rỏi của phụ nữ. (Ảnh minh họa).
Xuất thân là bộ lạc thảo nguyên, lại yêu thích sự phóng khoáng, dũng mãnh, khỏe khoắn, các Hoàng đế nhà Nguyên đặt ra khá ít các tiêu chuẩn về phi tần. Như vậy, những cô gái chỉ cần đủ lớn, đủ cao, xinh đẹp một chút đều có thể tiến cung.
Hội tụ đủ “đức” – “dung”
Tiêu chuẩn chọn phi nghiêm ngặt hơn cả phải kể tới Minh triều. Các Hoàng đế thời kỳ này có yêu cầu rất cao đối với những phi tử của mình.
Theo đó, nữ tử muốn nhập cung phải hội tụ đủ “đức” và “dung”, nghĩa là người này không chỉ cần dung mạo xinh đẹp mà còn phải có nội hàm sâu sắc.
Tiêu chuẩn về vẻ đẹp bề ngoài cũng không chỉ dừng lại ở khuôn mặt, dáng vóc mà còn xét tới cả đôi bàn chân.
Theo quan điểm và sự thịnh hành của tục bó chân thời bấy giờ, người con gái có đôi chân càng nhỏ, càng bó thậm chí còn có giá hơn cả người có dung mạo xinh đẹp.
"Bó chân" được xem là một trong những yếu tố đánh giá phi tần của Minh triều. (Ảnh: nguồn internet).
Đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của các phi tần ở thời đại này chính là Hoàng hậu Trương Yên của vua Minh Hy Tông.
Năm xưa, Trương Yên từng vượt mặt hàng trăm mỹ nữ được tuyển chọn khắp thiên hạ để bước lên ngôi vị mẫu nghi cũng nhờ đức hạnh, dung mạo và xuất thân đứng đầu.
Mãn – Hán không thông hôn
Ban hành luật lệ cấm người Mãn và người Hán kết hôn, nên hậu cung Thanh triều tuyển chọn phi tần trong phạm vi rất giới hạn. Theo đó, chỉ có những cô gái người Mông Cổ, Mãn Châu hoặc xuất thân Bát Kỳ mới được phép nhập cung.
Chân dung Thục phi Văn Tú - thứ phi của Phổ Nghi Hoàng đế.
Không chỉ hạn chế về số lượng, mà nhan sắc của các phi tần thời đại này cũng là điều đáng nói. Hôn nhân hoàng thất mang nặng tính chính trị, các yếu tố về ngoại hình cũng theo đó mà ít được coi trọng.
Đây cũng là lời giải thích cho việc hậu cung Thanh triều hiếm bóng mỹ nhân.