Nói về việc dùng hàng xa xỉ, Hoàng đế Càn Long phải được xếp hàng hàng “đàn anh”. Sinh thời, vị hoàng đế này có niềm yêu thích đặc biệt đối với đồng hồ.
Chính sử có ghi lại, vào năm Càn Long thứ 49 (năm 1784), Tổng đốc Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây), giám sát Quảng Đông và một số người khác đã tiến công lên cho nhà vua tổng cộng 130 chiếc đồng hồ các loại.
Hiện tại không có con số thống kê cụ thể về những cống phẩm thuộc sở hữu của vua Càn Long.
Tuy nhiên chỉ tính sơ qua, số đồng hồ mà vị vua này sở hữu cũng đã lên tới con số 3000, với đủ loại mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Trong số đó, đồng hồ đến từ Anh chiếm số lượng nhiều hơn cả.
Đồng hồ là sở thích của nhiều Hoàng đế Thanh Triều.
Sau này, khi liên minh Anh – Pháp tiến vào Bắc Kinh, hỏa thiêu Viên Minh Viên, số lượng đồng hồ của Càn Long còn sót lại tại Tử Cấm Thành là 431 chiếc, tại Viên Minh Viên là 441 chiếc.
Từ đó có thể thấy, Thanh triều dưới thời Càn Long tại vị thu được nhiều trân phẩm đến mức nào.
Sử cũ có viết, vào năm 1793, Anh quốc cử sứ thần tới bái kiến Càn Long, đồng thời dâng lên Thanh triều đủ thứ cống phẩm từ Tây phương. Tuy nhiên Càn Long lại không hài lòng với số cống phẩm này.
Những cống phẩm được Anh Quốc đưa tới bao gồm: 200 chiếc ống nhòm, 2 kính thiên văn lớn, 2 khẩu súng hơi, 2 khẩu súng ngắn nạm vàng, khảm bạc.
Bên cạnh đó còn có 2 cặp súng trường và súng kỵ binh bắn liền thanh tám phát một lần; 2 hòm tơ lụa từ xứ Ireland, mỗi hòm 8 khúc vải; 2 hòm cuối cùng là các sản phẩm đá quý thủ công do Anh chế tác.
Thầy tu người Pháp Deming – người thân cận bên cạnh Càn Long có nói với sứ giả:
“Những tu sĩ người Công giáo đã thay đổi sở thích của Hoàng đế. Ngài đặc biệt yêu thích một chiếc đồng hồ quý, có đài phun nước, có một con sư tử chuyển động xung quanh, còn có hình một người phụ nữ đang múa.”
Đó là những nội dung được ghi lại trong cuốn “Đế quốc đình trệ”.
Đối với những thứ sản phẩm được chế tác khéo léo thông minh nhưng không thỏa mãn các bậc quân vương của phương Tây, Thanh triều từ sớm đã không còn lạ lẫm.
Lập hẳn xưởng sản xuất đồng hồ
Từ thời Khang Hy hoàng đế, Đại Thanh sớm đã bành trướng lãnh thổ, trở thành một đế quốc giàu có.
Theo lệnh của Hoàng đế, phủ Nội Vụ đã lập ra “Tố chung xử” là nơi chuyên chế tạo và lưu trữ đồng hồ cho hoàng tộc.
“Tố chung xử” có phần lớn nhân công là người nước ngoài, chủ yếu là các thầy tu có kỹ thuật cao, tập hợp thành một “đặc khu” chế tạo đồng hồ trong Tử Cấm Thành.
Vì sự nghiệp tự do truyền giáo mà họ mơ ước khi đặt chân tới lãnh thổ Đại Thanh, các nhân sĩ cùng thầy tu đều hết sức nỗ lự, ngày đêm tạo tác nhằm vui lòng Hoàng đế.
Nhờ có cơ sở trên, mà thời kỳ Khang – Ung (Khang Hy – Ung Chính), đồng hồ đã sớm trở thành món đồ phổ biến trong mỗi gia đình quý tộc tại Trung Quốc.
Vào thời kỳ này, Trung Hoa chính là thị trường tiêu thụ đồng hồ hàng đầu thế giới.
Chỉ tính riêng quan lại và hoàng thân quốc thích, số lượng đồng hồ báo thức trong mỗi phủ có không dưới mười cái, đồng hồ nhỏ là 300 cái, đồng hồ nước có tới 280 cái.
Xuất phát từ tình yêu đối với khoa học phương Tây của Khang Hy, việc chế tạo và sử dụng đồng hồ phổ biến dưới thời của ông có thể xem như một chính sách cải cách, mở cửa,.
Đây cũng là biểu tượng của sự cởi mở trong việc giao lưu kinh tế và văn hóa.
Đối với những chiếc đồng hồ tinh tế từ Tây phương, ông từng khen ngợi: “Tính sự tuần hoàn của ngày đêm không sai một khắc, đều đặn báo giờ.”
Trong khi đó vào thời Ung Chính, đồng hồ trở thành công cụ của vua tôi trên chốn quan trường.
Đại thần Niên Canh Nghiêu từng được vị vua này ban thưởng cho một chiếc đồng hồ báo thức cùng với lời khen tặng: “Trẫm với ngươi quả là một cặp quân thần hiếm có, sẽ được người đời sau ngàn đời ngưỡng vọng.”
Vậy nhưng không lâu sau, vị quan này lại Ung Chính ban cho tội chết, còn chiếc đồng hồ năm nào lại trở thành “di vật” tiễn đưa.
Tới thời Càn Long, đồng hồ không còn là thứ đồ khoa học ưu việt, cũng không còn là vật gắn kết quân thần, mà trở thành biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có của tầng lớp thượng lưu.
Người Anh từng cống cho Càn Long một chiếc đồng hồ robot có thể viết ra câu “Bát phương hướng hóa, cửu thổ lai vương” và bốn chữ “vạn thọ vô cương”.
Càn Long vô cùng ưng ý, đã hạ lệnh xuống “Tố chung xử” phải chế tạo bằng được đồng hồ viết Hán tự như vậy.
Chính từ thú chơi "ngông", dưới thời nhà Thanh đã có hẳn một xưởng chuyên sản xuất và sao chép đồng hồ của nước ngoài.
Sao chép nửa mùa
Mặc dù bắt chước rất nhanh các sản phẩm của người khác, tuy nhiên yếu tố then chốt là kỹ thuật họ lại không nắm bắt được, cũng không quan tâm tìm hiểu nghiên cứu.
Đối với việc chế tạo đồng hồ của Trung Quốc, sứ thần Barraw từ Anh quốc từng nhận định: “Thứ duy nhất họ phải nhập khẩu là dây cót, vì thứ này họ không chế tạo được.”
Người Anh cũng phát hiện ra rằng, người Trung Quốc mặc dù sở hữu kinh nghiệm sao chép, nhưng lại không đủ khả năng để cải tiến công nghệ.
Ví dụ như việc họ biết cách dùng phèn chua làm sạch nước, nhưng lại không nghiên cứu xem vì sao phèn chua lại có tác dụng như vậy;
Họ dùng hơi nước làm mềm sừng trâu để chế tác vật liệu, nhưng lại chưa bao giờ quan tâm tới việc hơi nước có thể tạo ra áp suất lớn;
Họ biết tạo ra thuốc nổ từ rất sớm, nhưng lại không thể chế tạo ra pháo, súng…
Đối với sự khéo léo tinh xảo của người Trung Quốc, người Anh chỉ cười nói:“Họ chẳng qua chỉ là lấy việc tầm thường đem thành việc trọng đại, nhưng lại đem việc đại sự biến thành việc tầm thường.”
Nguyên nhân là bở triều đình ngạo mạn, thấy nước ngoài có cái gì thì mình đều phải có cái đó.
"Đối với những phát minh sáng tạo mới từ Tây phương, mặc kệ tinh xảo tân tiến cỡ nào, họ đều chỉ lo bóc mẽ những điểm khiếm khuyết, cho nên mới gây cản trở đối với việc phát triển của khoa học nước nhà."
Giống như việc người Anh đi qua kênh đào Đại Vận Hà, thấy người dân nước này sử dụng trục kéo để đưa tàu thuyền từ nơi nước thấp đến nơi cao hơn mà không biết lợi dung đập điều tiết nước để tiết kiệm công sức, dù đập nước ở Trung Quốc khi đó vô cùng phổ biến.
Những người nước qua đó đã thấy được ngoài đã thấy được sự thật tàn khốc của xã hội Trung Quốc phong kiến: đó là áp lực dân số và áp lực việc làm quá lớn.
“Đổi mới” bị coi là một tai họa cần phải tiêu diệt, đế quốc lại cự tuyệt mọi đường lối tiến bộ.
Rõ ràng thương mại vô cùng phát triển, nhưng công nghệ lại không hề tiến bộ. Sự đình trệ của Trung Quốc chính là do sự ngạo mạn của triều đình, mà khởi nguồn là từ tâm lý thiếu tự tin, sợ thua kém trước sự tiến bộ vượt bậc của thế giới.