Làm đẹp
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, người Ai Cập thường bị “ám ảnh” về vẻ bề ngoài. Họ là những người đầu tiên trên thế giới sử dụng tóc giả để làm đẹp.
Chất liệu của tóc giả thường lấy từ lông cừu rồi đan lại. Đẳng cấp của từng người trong xã hội cũng có thể được phân biệt thông qua loại tóc này.
Một bộ tóc giả của người Ai Cập cổ.
Để tăng vẻ quý phái và sắc sảo, phụ nữ Ai Cập cổ sáng tạo ra cách trang điểm mắt bằng than đen. Họ tin rằng, kẻ mắt là cách xua đuổi quỷ dữ và giúp bản thân sống trường thọ hơn.
Phụ nữ Ai Cập thích kẻ mắt bằng than đen.
Đàn ông cũng không đứng ngoài cuộc chiến làm đẹp, và cách riêng để họ nâng cao vẻ hấp dẫn của mình đó là thường xuyên cắt tóc, cạo râu.
Kiểu tóc ngắn và vùng cằm láng mịn sau đó đã trở thành thước đo địa vị từng người trong xã hội Ai Cập cổ đại.
Kiểu tóc ngắn và vùng cằm láng mịn cũng là thước đo địa vị của đàn ông trong xã hội.
Vệ sinh răng miệng
Một vấn đề khác mà người Ai Cập đặc biệt quan tâm, đó là vệ sinh thân thể, trong đó có vệ sinh răng miệng.
Để đối phó với tình trạng sâu răng và hơi thở có mùi, người Ai Cập đã tạo ra một loại kẹo thơm đặc biệt có chứa trầm hương, nhựa thơm, quế và mật ong.
Loại kẹo này gần giống với kẹo cao su, tuy nhiên chúng chưa có hương vị đa dạng như hiện nay.
Người Ai Cập sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để làm kẹo thơm.
Ngoài ra, họ còn sáng tạo ra kem đánh răng đầu tiên trên thế giới với hỗn hợp bao gồm móng bò, tro, vỏ trứng bị đốt cháy và đá bọt.
Ngoài ra còn một số chất cải tiến hơn như muối mỏ, bạc hà, hoa diên vĩ khô và hạt tiêu…
Đồng hồ mặt trời.
Đồng hồ
Người Ai Cập khá coi trọng thời gian và họ đã phát minh ra nhiều loại đồng hồ để đo lường, đáng kể nhất chính là đồng hồ mặt trời. Khi mặt trời lên, ánh nắng chiếu vào một cột tháp cao, đổ bóng xuống mặt đất đã được chia vạch giờ cụ thể.
Đồng hồ mặt trời.
Tuy nhiên, loại đồng hồ trên chỉ xem được giờ vào ban ngày, chính vì vậy người Ai Cập đã sáng tạo thêm đồng hồ nước.
Nước được chứa trong một hình phễu với đầu có lỗ cực nhỏ ở dưới và qua đó, nước sẽ từ từ chảy xuống. Dựa vào mực nước trong phễu, so sánh với các vạch chia sẵn, người Ai Cập có thể biết được giờ giấc.
Đồng hồ nước.
Lịch
Ai Cập là nơi đầu tiên phát minh ra lịch. Lịch của người Ai Cập có đầy đủ 365 ngày, được chia thành 3 mùa chính: mùa ngập lụt, mùa phát triển và mùa thu hoạch.
Tổng cộng 3 mùa chính có 360 ngày, tương đương 12 tháng (mỗi tháng có 30 ngày). Năm ngày còn lại là nhằm để người Ai Cập tôn vinh các vị thần và con cái của họ.
Về sau, lịch của người Ai Cập còn phát triển hơn nữa khi thêm 1 ngày sau mỗi 4 năm, giống hệt với quy tắc năm nhuận hiện tại.
Nguyên lý hoạt động của khóa cửa.
Khóa cửa
Thật khó tin khi vào thời điểm 4.000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập đã sáng tạo ra khóa cửa. Nguyên lý hoạt động của khóa về cơ bản khá giống ngày nay.
Ổ khóa gồm một thanh trục lõm được kết nối với các thanh lẫy với độ dài khác nhau. Khi đưa chìa khóa thích hợp vào ổ khóa, các rãnh trên chìa sẽ đẩy các thanh lẫy lên, khiến chúng tách ra khỏi trục khóa.
Tất nhiên, khả năng bảo vệ của nó là không cao và khá cồng kềnh.
Nguyên lý hoạt động của khóa cửa.
Chìa khóa của người Ai Cập cổ.