Bị coi là sự kiện đáng xấu hổ, cho tới ngày nay, “biến Thổ Mộc Bảo” vẫn bị nhắc tới như một mối “quốc nhục” của Minh triều.
Tháng 7 năm Chính Tông thứ 14 (năm 1449), người Ngõa Lạt xâm lược lãnh thổ nhà Minh trên quy mô lớn. Đại thái giám Vương Chấn xuất trận cùng Hoàng đế. Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn thân chinh dẫn mấy chục vạn quân nghênh chiến.
Tháng 8 năm Nhâm Tuất, quân Ngõa Lạt đánh tới Thổ Mộc Bảo (nay thuộc Hoài Lai – Hà Bắc – Trung Quốc). Trong cảnh thất thế, vua Anh Tông bị bắt làm tù binh, Vương Chấn chết trong tay loạn binh, quân Minh gần như bị tiêu diệt hoàn toàn.
Sau khi đánh chiếm được Thổ Mộc Bảo, lại có trong tay con tin là Hoàng đế, quân Ngõa Lạt áp sát kinh đô Bắc Kinh. Tin dữ truyền đến, cả kinh sư bàng hoàng, khiếp sợ. Nghe tin Anh Tông bị bắt, quan lại, quý tộc khóc lóc thảm thiết.
Cuộc xâm lược quy mô lớn và sự hung hãn của quân Ngõa Lạt khiến Minh triều rơi vào thế bị động. (Tranh minh họa).
Tuy nhiên, nước không thể một ngày không có vua. Trong tình thế cấp bách, Hoàng Thái hậu Tôn thị để bổ nhiệm cho Thành vương Chu Kì Ngọc (em trai Anh Tông) làm Giám quốc, giám sát việc quốc gia đại sự cùng Hoàng Thái tử Chu Kiến Thâm (con trai vua Anh Tông).
Ngày 23 tháng 8 năm Quý Dậu, Chu Kì Ngọc tổ chức nhiếp triều tại Ngọ Môn, thiết lập nên một triều đình tạm thời, hội họp các đại thần lên kế sách để đẩy lùi quân Ngõa Lạt.
Quần thần khi ấy cho rằng: muốn đánh ngoại bang trước tiên phải dẹp yên nội bộ. “Biến Thổ Mộc Bảo” dẫn đến thảm cảnh Hoàng đế bị bắt, quân binh tan tác, đất nước đứng trước bờ vực diệt vong.
Và kẻ đầu sỏ gây nên tấn bi kịch này chính là hoạn quan, gian thần Vương Chấn.
Diễn biến cuộc ẩu đả
Chấn tuy đã chết mất xác trên chiến trường, nhưng vây cánh và thân tín của tên loạn thần này vẫn còn. Bởi vậy, các đại thần khuyên Chu Kì Ngọc cần cấp bách diệt trừ loạn đảng, trấn an nội bộ, sau đó mới bàn tính kế sách chống ngoại xâm.
Cũng trong ngày hôm đó, tại Ngọ Môn, quần thần đã chỉ ra hàng loạt việc làm tàn ác của Vương Chấn, đồng thời định cho hoạn quan này tội danh “hại nước”.
Ngự sử Trần Dật thay mặt các quan lại thỉnh cầu Chu Kì Ngọc ban án tru di họ Vương, cũng đanh thép khẳng định: “Để chấn chỉnh quốc gia, phải tru di họ Vương mới có thể dẹp an lòng người. Nếu ngài không nhận chiếu chỉ, quần thần có chết cũng không lui.”
Có Trần Dật can đảm nói lên tiếng lòng, quan quân ai cũng hả dạ, cả triều nhất tề hưởng ứng. Chu Kì Ngọc không biết phải làm sao, muốn sửa đổi kiến nghị, nhưng quần thần không đồng ý, cũng không lùi bước.
Không còn cách nào khác, Chu Kì Ngọc đành lệnh cho chỉ huy Cẩm Y vệ Mã Thuận phụ trách việc kê biên và sung công toàn bộ gia sản của Vương Chấn, sau đó yêu cầu quần thần lui ra.
Bản thân tên họ Mã này là một trong những thành viên thuộc phe Vương Chấn, trước đó tiếp tay hãm hại không ít trung thần, bị người người căm hận. Do đó, phái Mã Thuận đi làm việc này hiển nhiên không thích hợp.
Mệnh lệnh ban xuống, nhưng quần thần không phục. Quan lại khi đó đề cử Trần Dật đi hành án, nhưng Chu Kì Ngọc không nghe, còn “đuổi” quan lại ra ngoài. Mã Thuận cũng nhân cơ hội đó lớn tiếng lên mặt mắng nhiếc, khơi dậy sự phẫn nộ của mọi người.
Ngay đến bậc quan văn như Vương Hầu khi đó cũng không nhịn được mà “tức giận nghiêm mặt”. Văn võ trong triều từ lâu đã bất mãn với Mã Thuận, nay lại chứng kiến kẻ gian thần này “mượn oai hùm” mắng nhiếc quần thần trên đại điện thì càng thêm phận nộ.
Cứ như vậy, sự phẫn uất bộ phát thành hành động, mọi người lao vào “vừa mắng, vừa chửi, vừa cắn, vừa đấm Mã Thuận, nhiều người lao vào đánh, khiến Thuận chết ngay trên đại điện.”
Cơn thịnh nộ của quần thần đã biến Ngọ Môn trở thành nơi "giết sống" gian thần. (Ảnh minh họa).
Chưa được Giám quốc ân chuẩn, các vị đại thần đã “xử tử” Mã Thuận một cách trực tiếp bằng hình thức tàn nhẫn để xả nỗi tức giận của họ.
Trận “huyết chiến” ngay trên điện chầu này vẫn được hậu thế nhắc tới như một cuộc ẩu đả quy mô lớn “có một không hai” trong lịch sử Trung hoa, cũng là vụ án nghiêm trọng nhất được ghi nhận dưới thời nhà Minh.
Tận mắt chứng kiến cái chết thảm khốc của Mã Thuận, Chu Kì Ngọc khi ấy sợ đến nỗi phải đóng cửa trốn bên trong đại điện. Khiếp sợ trước cơn thịnh nộ từ phía quan lại, vị giám quốc này vội sai người truyền thư ra ngoài điện hỏi: “Các ngươi còn muốn gì nữa?”
Văn võ bá quan khi ấy trăm miệng một lời, nhất tề yêu cầu Kì Ngọc xử trí bè lũ Mao Quý, Vương Trường (thân tín của Vương Chấn) và tru di gia tộc họ Vương.
Chu Kì Ngọc đành phải xuống nước, lập tức hạ lệnh đưa hai kẻ Mao, Vương đi thẩm tra. Nhưng hai tên gian thần này vừa lộ diện đã bị quần thần xúm vào đánh chết.
Cảnh tượng đẫm máu ấy vẫn được lưu lại trong sử sách: “Họ vừa đấm, vừa đánh, tới nỗi vết máu loang lổ trên thềm cung điện.”
Vụ ẩu đả chết ba mạng người này xảy ra ở Ngọ Môn, sử cũ gọi là “Ngọ Môn huyết án”. Sau đó, thi thể của Mã Thuận, Mao Quý, Vương Trường đều đem treo ở cửa thành Đông An, bị binh lính, người dân không ngừng phỉ nhổ, đập đánh.
Sức ép và sự phẫn nộ từ phía quần thần đã buộc Chu Kì Ngọc phải xử tử dư đảng của Vương Chấn và tru di họ Vương. (Tranh minh họa).
Đằng sau việt đánh chết gian thần
Việc quan lại đánh chết loạn thần là hành động chính nghĩa, “thay trời hành đạo”, khiến bao người hả dạ.
Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện phép tắc thì đây lại là hành vi giẫm đạp lên lễ nghi, công khai vi phạm luật pháp, trực tiếp coi thường người đứng đầu triều đình khi ấy là giám quốc Chu Kì Ngọc.
Bởi vậy, để thoát khỏi kiếp nạn bị giám quốc “tính sổ”, Binh bộ Thị lang Vu Khiêm cùng các vị đại thần đã “tiên hạ thủ vi cường” (hành động trước để chiếm ưu thế). Khi đó, Vu Khiêm chủ động tâu với Kì Ngọc:
“Mã Thuận tội đáng muôn chết, không giết ắt sẽ không làm mọi người hả giận. Huống hồ quần thần một lòng vì xã tắc, không hề có dã tâm, xin ngài không truy cứu việc này.”
Phải tới khi Chu Kì Ngọc cam đoan bỏ qua, văn võ bá quan mới yên tâm trở về. Trong “Ngọ Môn huyết án”, vị giám quốc này “đóng vai” một vị quân chủ nhát gan và ở thế bị động.
Sau vụ ẩu đả chết người kể trên, Chu Kì Ngọc hạ lệnh “tử hình công khai Vương Sơn, chỉ huy đội Cẩm Y vệ, cháu trai Vương Chấn, đồng thời diệt trừ dư đảng của tên hoạn quan này, cũng hạ lệnh tru di cả gia tộc Vương.”
Nội bộ được củng cố, loạn thần bị dẹp yên, Tôn Thái hậu liền bổ nhiệm Vu Khiêm làm Binh bộ Thượng thư, cả Minh triều toàn lực lên kế hoạch ứng phó với quân Ngõa Lặc.
Nhưng thế giặc như chẻ tre đã khiến cho kinh sư đại loạn. Đứng trước tình thế khẩn cấp, vì suy nghĩ cho đại cục, quần thần và Thái hậu đã đồng lòng tôn Chu Kì Ngọc làm vua.
Tháng 9 năm 1428, Chu Kì Ngọc lên ngôi Hoàng đế (sử cũ gọi là Minh Đại Tông), Minh Anh Tông được tôn làm Thái thượng hoàng.
Sau đó, Đại Tông cùng Vu Khiếm thống lĩnh đại quân, chiến đấu hăng hái, cuối cùng bảo vệ Bắc Kinh thành công, vớt vát cục diện cho Minh triều.