Đối với Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, quan lại tham ô không khác gì thứ cặn bã nhất trong xã hội, cần phải loại trừ.
Nguyên nhân là bởi, ông biết rõ những con sâu, mọt ấy một khi chúng hoành hành ngang ngược, đó sẽ là một mối nguy lớn đối với sự thống trị của triều đình.
Quan điểm này luôn thường trực trong đầu ông vua có xuất thân hèn kém, nghèo nàn nên ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Chu Nguyên Chương đã áp dụng một trong những hình phạt tàn khốc bậc nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc đối với những quan lại tham ô.
Ông vua sáng lập Minh triều này từng cảnh cáo các quan lại dưới triều của mình rằng:
“Trước đây, khi còn sống trong dân gian, ta đã nhìn thấy phần lớn các quan lại ở Châu huyện không yêu dân, chỉ tham tài háo sắc, ngày ngày chím đắm trong men say, không được tích sự gì, dân thường vì thế khổ sở lầm than.
Nhìn thấy cảnh đó mà không thể làm gì được, trong lòng ta rất hận. Nay, ta phải ban lệnh thật nghiêm, phàm là quan lại tham ô, bóc lột bách tính, ta sẽ trừng trị không tha”.
Tranh vẽ chân dung Chu Nguyên Chương.
Vào năm Hồng Vũ thứ 15 (năm 1392), Chu Nguyên Chương ban bố bộ luật “Tỉnh tham giản yếu lục”, trong đó quy định rõ: Quan lại tham ô, số tiền nhiều hơn 60 lạng sẽ bị đưa ra trước đám đông, lột da và lấy da đó treo lên cây.
Địa điểm hành hình sẽ là ở ngôi miếu thờ thần đất, nằm ở bên trái nha môn phủ, châu hoặc huyện. Sau đó, da phạm nhân sẽ được treo ngay tại nha môn của quan phủ để răn đe, cảnh cáo những viên quan khác.
Trong cuốn “Thảo mộc tự” của Diệp Tử Kỳ đã ghi chép rất kỹ quy định này của Minh Thái Tổ. Sau khi luật lệ được đưa vào thực hiện, dân gian bắt đâu quen dần với việc gọi tham quan là “lột da”.
Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, khi ông vua đầu tiên của Minh triều còn tại vị, vô số quan lại các vùng Lưỡng Giang, Lưỡng Quảng… bị đưa đến các miếu thờ thần đất để hành hình.
Một ngôi miếu thờ thần đất ở Tô Châu, được chụp vào năm 1932.
Hình phạt tàn khốc của Chu Nguyên Chương về sau đã bị chỉ trích, lên án mạnh mẽ song từ góc độ lịch sử mà nói, một số chính sách được áp dụng vào đầu thời Minh vẫn có những giá trị nhất định。
“Thiên hạ vừa được gây dựng, bách tính lầm than, lấy một ví dụ dễ hình dung, một con chim non chỉ vừa mới biết bay, không thể nhổ sạch lông cánh của nó, cũng như cây mới trồng, không thể làm rễ của nó lung lay.”
Đây chính là dụng tâm của Minh Thái Tổ khi áp dụng hình phạt được đánh giá là ghê rợn trong lịch sử để triệt tiêu quan lại tham ô, giúp dân chúng bớt vất vả lầm than.