Giải mã thế lực khổng lồ "hộ mạng" các đời Hoàng đế Trung Hoa

Trần Quỳnh |

Bảo vệ Hoàng đế được coi là chuyện đại sự hàng đầu của các triều đại trong lịch sử Trung Quốc. Để làm tốt công tác này, mỗi triều đại lại chọn cho mình cách thức và phương pháp khác nhau.

Nhà Tống và đội cấm vệ quân đồ sộ nhất trong lịch sử Trung Hoa

Khai quốc Hoàng đế Tống triều là Triệu Khuông Dẫn từng giữ chức “Điện tiền đô điểm kiểm” (tướng lĩnh cấm vệ quân thời Hậu Chu). Sau khi phát động chính biến để đoạt ngôi Hoàng đế, Tống Thái Tổ càng hiểu rõ vai trò trọng yếu của đội cảnh vệ hoàng cung.

Vì vậy, vị vua này đã “phá lệ” coi trọng đội cấm vệ quân. Ông cho xây dựng một đội cấm vệ tinh nhuệ, sau đó hợp nhất quân địa phương, mở rộng đội cấm quân tại trung ương, xây dựng một đội cảnh vệ có quy mô khổng lồ trong lịch sử Trung Quốc.

Năm Khai Bảo dưới thời Triệu Khuông Dẫn, toàn quốc có 37,8 vạn quân nhân, trong đó có 19,4 người thuộc đội cấm vệ.

Các vị Hoàng đế Tống triều sau đó đều rất coi trọng việc kiến thiết đội quân bảo vệ này. Dưới thời Tống Thái Tông, quân đội trong toàn quốc lên tới 66,6 vạn người, trong đó có 35,8 vạn quân cấm vệ.

Đến năm Khánh Lịch dưới thời Tống Nhân Tông, số quân cấm vệ đã lên tới 82,6 vạn người.

Điều đáng lưu ý là cấm vệ quân Tống triều không chỉ tập trung bảo vệ Hoàng đế, mà còn chịu trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ quốc gia, có thể vì nước xuất chinh bất kỳ lúc nào.

Vì vậy, ngoài đại bộ phận ở lại bảo vệ kinh thành, một số lượng cấm vệ quân khác còn được điều động tới các địa phương.

Công tác huấn luyện luôn được coi trọng hàng đầu đối với các thành viên trong đội cấm vệ. “Thủy Hử truyện” từng miêu tả đội quân này: “Thường luyện tập trong khu rừng thuộc thành Biện Kinh, công phu võ nghệ đều vô cùng xuất sắc.”

Trong số đó, “kinh quân” là những người đặc biệt tinh nhuệ, chịu trách nhiệm bảo vệ sự an nguy của Hoàng đế. Những người trong đội “tinh binh” này hằng ngày đều phải luyện tập với cường độ cao: kỵ binh mỗi ngày luyện tập 5 lần, bộ binh mỗi ngày 4 lần.

Lãnh đạo của cấm vệ quân Tống triều là “Tam nha cấm quân”, gồm có: Điện tiền ti, Thị vệ ti, Ngự tiền trung tá quân đầu ti, Hoàng thành ti, Kỳ ký viện. Các ti, viện này bên trong lại được phân chia thành các đơn vị nhỏ hơn, đảm nhiệm các nhiệm vụ cảnh vệ khác nhau.

Cảnh vệ thân cận của Hoàng đế và trong hoàng cung đều là những thành phần tinh anh nhất được tuyển chọn từ đội cấm vệ. Những người này chia thành hai nhóm “ban”, “trực” thay phiên nhau làm nhiệm vụ.


Cấm vệ quân thời Tống là đội quân bảo vệ Hoàng đế hùng hậu nhất trong lịch sử Trung Hoa (tranh minh họa).

Cấm vệ quân thời Tống là đội quân bảo vệ Hoàng đế hùng hậu nhất trong lịch sử Trung Hoa (tranh minh họa).

Tuy nhiên, cấm vệ quân thời nhà Tống nhiều khi lại bị nghi thức hóa hoặc dùng để phô trương. Trên thực tế, lực lượng này càng đông đảo, sức mạnh quốc gia lại càng đi xuống, thậm chí đến cả quân lương cũng không đủ.

Tống Thần Tông Triệu Húc từng vì điều này mà sầu não: “Chúng ta nước nghèo, người nghèo, cũng vì thừa binh.” Từ sau đó, triều đình mỗi năm sẽ tiến hành chỉnh đốn lại đội cấm vệ quân. Đến triều Nam Tống, số lượng của đội quân này đã giảm đi đáng để.

Mặc dù sở hữu một đội quân cảnh vệ hùng hậu bậc nhất như vậy, nhưng Tống triều lại không chống đỡ được những cuộc xâm lược của ngoại tộc.

Triều đại này đã từng chứng kiến ba vị Hoàng đế từng bị bắt là Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông và Tống Cung Đế. Hai vị vua Huy – Khâm bị bắt trong sự kiện Tĩnh Khang, còn Tống Cung Đế bị bắt khi còn là một đứa trẻ do Nam Tống đầu hàng Nguyên triều.

Đội quân bí mật chỉ nghe lệnh Hoàng đế Minh triều

Đối với công tác bảo hộ Hoàng đế, Minh triều tiến hành vô cùng nghiêm ngặt. Triều đại này còn sáng tạo ra một sáng kiến an ninh mới: đó chính là hệ thống cảnh vệ hiện đại mang tên “cảnh sát bí mật”.

Khi chưa xưng đế, Chu Nguyên Chương đã tự mình thành lập đội cảnh vệ dưới quyền có tên là “Thị vệ thượng trực thân quân củng vệ ti”. Sau khi lên ngôi, ông cho mở rộng đội quân này thành “Thân quân đô đốc phủ.”

Các đơn vị quân sự dưới thời Minh được chia thành nhiều vệ, sở. Người phụ trách các “vệ” là “Vệ chỉ huy sứ”.

Vào năm Hồng Vũ thứ 15 (năm 1382), Chu Nguyên Chương khi ấy đã giải tán đội cận vệ cũ là “Nghi loạn ti” và “Thân quân đô đốc phủ”, sáng lập nên một đội tên hoàn toàn mới là “Cẩm y vệ”.


Đội Cẩm y vệ thời nhà Minh (tranh minh họa).

Đội Cẩm y vệ thời nhà Minh (tranh minh họa).

Sau này, Minh Thái Tổ còn xây dựng “kỳ thủ vệ”, “phủ tiền quân vệ” và tổ chức đội quân 12 vệ, gọi tắt là “Thập nhị vệ”. Đội quân này chỉ trực tiếp nghe chỉ thị của Hoàng đế, ngay cả “Ngũ quân đô đốc phủ” cũng không có quyền ra lệnh.

Trong hệ thống “Thập nhị vệ”, đội Cẩm y vệ là lợi hại hơn cả. Lực lượng này chuyên đảm nhận việc “tuần tra, truy bắt”, chức vị tương đương với “Tú y chỉ huy sứ” dưới thời Hán Vũ Đế, thậm chí còn có quyền lực lớn hơn.

Minh Thành Tổ Chu Đệ cũng rất mực ưu ái đối với hệ thống an ninh này. Sau khi soán ngôi đoạt vị, Chu Đệ khôi phục đội Cẩm y vệ từng bị Chu Nguyên Chương hủy bỏ, đưa “thập nhị vệ” mở rộng thành “nhị thập nhị vệ” (22 vệ).

Có thể nói, Chu Đệ đã thành lập một đội cảnh vệ tân tiến hơn hẳn so với Hán, Đường, lại đem quân đội và cảnh sát kết hợp để tạo hệ thống bảo vệ kiên cố cho chính mình.

Chưa dừng lại ở đó, Chu Đệ còn sắp đặt một tổ chức bí mật chỉ trực tiếp nghe lệnh của Hoàng đế có tên là “Đông xưởng”. Người đứng đầu tổ chức này chính là thái giám thân tín bên cạnh Hoàng thượng.

Chu Kiến Thâm sau khi lên ngôi đã lập ra tổ chức “Tây xưởng”. Tổ chức bí mật này cũng có tính chất và chức năng tương đương “Đông xưởng”.

Những người nằm trong các tổ chức trên đều là những cảnh sát bí mật của Hoàng đế, phụ trách việc tuần tra và giữ gìn trị an và thu thập tin tức trong kinh thành.

Cẩm y vệ, Tây xưởng và Đông xưởng đều là những lực lượng cảnh vệ tinh nhuệ chịu trách nhiệm bảo hộ cho người đứng đầu Minh triều. Dưới sự bảo vệ của những đội quân như vậy, nhưng Minh triều vẫn ghi nhận tới 5 vị Hoàng đế từng bị bắt.

Đó là Minh Anh Tông, Hoằng Quang, Long Vũ, Thiên Vũ, Vĩnh Lịch. Trong đó, Anh Tông từng bị người Mông Cổ bắt làm tù binh, sau lại được thả. Bốn vị vua còn lại đều bị Thanh triều xử tử sau khi bắt giữ.

Triều đại nhà Thanh sau đó đã kế thừa chế độ an ninh của Minh triều, còn đặc biệt đặt ra những quy định nghiêm ngặt và cường điệu về xuất thân khi tuyển chọn cảnh vệ cho Hoàng đế.

Theo đó, những người thân cận bên Hoàng thượng từ thị vệ, người hầu cho đến người dắt ngựa…

đều phải xuất thân từ Mãn tộc và là con cháu của các quan lại trong triều.

Khả năng hồi xuân và chuyện khó tin của các thái giám Trung Hoa Khả năng "hồi xuân" và chuyện khó tin của các thái giám Trung Hoa

Lịch sử Trung Quốc đã từng ghi nhận nhiều trường hợp thái giám cưới vợ, thậm chí tư thông với phi tần. Vậy phải chăng những hoạn quan này sở hữu khả năng "hồi xuân"?

Hé lộ chiêu trò ăn chặn đốn mạt chốn quan trường Thanh triều Hé lộ chiêu trò ăn chặn đốn mạt chốn quan trường Thanh triều

Với mức lương một năm chưa đầy 6 lượng bạc, các huyện lại địa phương dưới thời nhà Thanh đã tự đặt ra hàng loạt các "quy tắc phí" để ăn chặn tiền của nhân dân.

Rùng mình muôn kiểu kiểm tra sự trong trắng của phụ nữ thời xưa Rùng mình muôn kiểu kiểm tra "sự trong trắng" của phụ nữ thời xưa

Cách đây hàng ngàn năm, người xưa đã biết sử dụng "trăm phương ngàn kế" để kiểm tra trinh tiết của người con gái.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại