Đòn ghen Trung Hoa: Ghê rợn trò biến tình địch thành "người lợn"

Trần Quỳnh |

Cuộc sống chốn thâm cung bề ngoài nhìn vào lúc nào cũng êm ấm, hòa hợp, nhưng trên thực tế đây lại là nơi xảy ra nhiều thảm kịch tàn khốc trong lịch sử.

Chốn cung đình hoa lệ xưa nay vốn là nơi ước vọng của bao người. Thế nhưng ít ai biết rằng đằng sau cuộc sống vàng son ấy lại là hàng tấn bi kịch cha con tàn sát, ruột thịt tương tàn.

Trải qua hàng nghìn năm phong kiến, lịch sử Trung Quốc đã chứng kiến vô số những cuộc giết chóc, tranh đấu diễn ra trong cung đình.

Từ việc các quan lại đấu đá trong triều đến việc các mỹ nhân hậu cung tìm cách hãm hại nhau để tranh sủng đã cho thấy chốn cung đình chẳng khác gì “lò sát sinh”.

Việc giết người trong cung đình vốn có rất nhiều mục đích, cũng được diễn ra dưới nhiều hình thức. Ví như từ thời cổ xưa người ta đã dùng người để hiến tế, sau này tới luật pháp triều đình cũng có hình phạt “xử tử”.

Chuyện giết chóc, sát hại lại càng phổ biến hơn trong chốn thâm cung. Trong đó có một kiểu sát hại mà ngày nay hậu thế nhắc lại vẫn không khỏi hãi hùng. Đó chính là thủ đoạn biến người thành “lợn”.

Đòn ghen tàn độc của Lữ hậu

Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, không phải chỉ có Hoàng đế mới nắm trong tay quyền sinh sát để tạo nên những thảm kịch đẫm máu. Thời Tây Hán, Cao Tổ Hoàng hậu Lữ Trĩ đã từng tạo ra một thảm kịch không thua kém bất cứ một vị vua bạo tàn nào.

Đầu thời Tây Hán, sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang qua đời, Hán Huệ Đế Lưu Doanh lên ngôi, mọi quyền lực đều nằm trong tay Hoàng Thái hậu Lữ Trĩ.

Để nắm chắc quyền lực trong tay, bảo vệ ngôi thiên tử của con mình, Lữ Hậu đã dùng đủ mọi thủ đoạn để loại bỏ các đối thủ trong cung.

Khi Hán Cao Tổ tại vị, việc Thích phu nhân được sủng ái vốn đã không vừa mắt Lữ hậu. Trước khi qua đời, Lưu Bang còn có ý định cho Triệu Như Ý (con của Thích phu nhân) làm Thái tử. Điều này càng khiến Lữ Trĩ ôm hận với hai mẹ con vị phu nhân này.

Hán Huệ Đế Lưu Doanh lên ngôi khi mới 17 tuổi, trời sinh mềm yếu, không có năng lực, thân thể lại yếu đuối, nên mọi quyền hành trong triều đều nằm trong tay Lữ hậu.

Lữ hậu vốn là một người có tâm kế, tính cách bất khuất, lại nắm quyền lực khuynh đảo, liền bắt đầu ra tay đả kích các đối thủ trong triều.

Sinh thời, Lữ Trĩ vốn hận nhất là những người được Hán Cao Tổ Lưu Bang sủng ái.

Tiên đế vừa qua đời, Lữ hậu đã sai người bắt Thích phu nhân giam vào trong cung Trường Hạng – Vĩnh Hạng. Đây vốn là nơi xưa kia dùng để nhốt các cung nữ phạm lỗi, cũng từng giam giữ rất nhiều kẻ phạm trọng tội trong hậu cung.


Lữ hậu từng nhẫn tâm ra tay biến tình địch Thích phu nhân thành người lợn. Chi tiết này đã được dựng thành phim truyện.

Lữ hậu từng nhẫn tâm ra tay biến tình địch Thích phu nhân thành "người lợn". Chi tiết này đã được dựng thành phim truyện.

Thích phu nhân vì thất thế, đã từng ở nơi đây và chịu đựng đủ mọi hình phạt lăng nhục. Nhưng Lữ hậu vẫn chưa hả dạ.

Bà sai người cạo đầu Thích phu nhân, lại dùng xích sắt khóa hai chân tình địch, chỉ cho mặc một bộ y phục rách rưới, còn giam trong một căn phòng tối tăm ẩm ướt. Hằng ngày Thích phu nhân sẽ phải giã thóc, nếu giã không đủ sẽ không được ăn cơm.

Lúc này, con trai của Thích phu nhân với Cao Tổ Lưu Bang là Như Ý đang làm chư hầu vương ở nước Triệu. Thích phu nhân nhớ lại chuyện xưa, lại nghĩ đến con trai, trong lòng đau đớn vô cùng, vừa giã thóc vừa cất câu ca ai oán:

“Tử vi vương, mẫu vi lỗ.

Chung nhật thung bạc mộ

Thường dữ tử vi ngũ.

Tương ly tam thiên lý

Đương sử thùy cáo nhữ!"

Tạm dịch là

Con làm vua,

Mẹ đày tớ.

Giã gạo ngày lại tối,

Với tử thần chung chỗ!

Xa cách ba ngàn dặm,

Ai làm sứ cáo tố?

Lữ hậu nghe được lời hát của Thích phu nhân, liền hạ lệnh cho Triệu vương Như Ý rời khỏi đất phong về kinh thành để dễ bề bày mưu sát hại.

Hán Huệ Đế Lưu Doanh vốn là người thiện lương, nghe Lữ hậu có ý vời Như Ý về kinh thành, cũng biết mẹ mình muốn sát hại em trai nên quyết tâm bảo vệ.

Khi Triệu vương còn chưa vào tới Trường An, Lữ hậu đã rất tùy tùng đích thân “nghênh đón”. Lưu Doanh liền mời Triệu Như Ý ở lại cung của mình, hằng ngày ăn chung, ngủ chung với em trai. Lữ hậu biết chuyện, dù trong lòng tức giận nhưng cũng không dám làm bừa.

Tới một hôm, Hán Huệ Đế sáng sớm đã ra ngoài săn thú, vì không nỡ đánh thức em trai nên để Như Ý một mình ở lại.

Lữ hậu lập tức nhân cơ hội này sai người hạ độc vào rượu của Triệu vương. Hán Huệ Đế Lưu Doanh khi trở về thấy em trai đã chết từ lâu, vì quá đau lòng đã ôm thi thể Như Ý mà khóc lóc thảm thiết.

Triệu vương đã chết, Thích phu nhân cũng mất đi chỗ dựa vững chắc. Lữ hậu lúc này không còn kiêng nể, liền sai người chặt đứt tứ chi, móc mắt tình địch, đổ thuốc độc vào họng, biến sủng phi của tiên đế thành người lợn, nhốt vào nhà xí.

Qua vài ngày, Lữ hậu cho vời Hán Huệ Đế đến xem. Lưu Doanh xưa này chưa từng nghe qua chuyện “người lợn”, cảm thấy mới mẻ, liền dẫn thái giám đi xem cùng.

Khi tiến đến khu nhà xí ở cung Vĩnh Hạng, có người chỉ vào đó nói: “Bên trong chính là người lợn.”

Huệ Đế vừa ghé mắt vào đã nhìn thấy một kẻ không tay không chân, trong mắt lại không có con ngươi, thân hình nhiều vết thương nhầy nhụa máu thịt, miệng tuy mở nhưng á khẩu.

Lưu Doanh khi ấy vô cùng sợ hãi, mới hỏi lai lịch của kẻ bên trong. Thái giám vừa nói ra ba chữ “Thích phu nhân”, Hán Huệ Đế suýt chút nữa ngất xỉu, liền định thần lại hỏi rõ ngọn ngành.

Thái giám đem thủ đoạn của Lữ hậu kể lại lần lượt, Huệ Đế liền khóc lớn, sau đó lâm bệnh nặng.

Sau này, Hán Huệ Đế còn nói với Lữ hậu: “Việc người lợn vốn là điều không nên làm. Thích phu nhân hầu hạ tiên đế nhiều năm, sao mẫu thân lại nỡ biến người thành như vậy. Thần thân là con của Thái hậu, lại cảm thấy mình quả thực không có khả năng trị quốc.”

Vụ việc “người lợn” khiến Lưu Doanh đổ bệnh hơn 1 năm. Sau đó dù khỏi bệnh, nhưng tâm lý vị Hoàng đế trẻ tuổi này vẫn bị đả kích nặng nề. Hán Huệ Đế từ đó đắm mình trong tửu sắc, không quan tâm triều chính, bảy năm sau thì tức tưởi mà qua đời.

Hình phạt tàn khốc chốn thâm cung

“Người lợn” thực chất chính là một loại cực hình vô cùng dã man: chém đứt tứ chi, móc mắt, dùng đồng rót vào lỗ tai để làm điếc, dùng thuốc độc đổ vào họng, sau đó cắt lưỡi, khiến cho nạn nhân mất đi khả năng nói.

Như vậy nạn nhân chỉ còn là một mảnh thân thể máu thịt lẫn lột, nhìn vô cùng thê thảm. Thảm kịch “người lợn” này diễn ra không dưới một lần trong lịch sử Trung Quốc.

Trong lịch sử, người đầu tiên phải chịu hình phạt này là Thích phu nhân. Sinh thời, vị phu nhân này tướng mạo đẹp như Tây Thi, vóc người thanh mảnh, lại tinh thông cầm, kỳ, thi, họa.

Nhưng một trang tuyệt thế giai nhân như vậy cuối cùng lại phải chịu kết cục vô cùng thảm khốc.

Khi Lưu Bang còn sống, Thích phu nhân được sủng ái vô cùng, liền ra mặt coi thường Lữ hậu, ra tay tranh ngôi Thái tử. Chính những hành động này đã khiến bà trở thành kẻ thù không đội trời chung với Lữ Trĩ vốn nổi tiếng tàn ác.

Kết quả là sau khi Cao Tổ qua đời, Lữ Trĩ tính cả nợ cũ, nợ mới, đem Thích phu nhân biến thành “người lợn.”


Phần lớn những hình phạt tàn khốc trong lịch sử Trung Quốc đều là những phát minh của...phụ nữ!

Phần lớn những hình phạt tàn khốc trong lịch sử Trung Quốc đều là những "phát minh" của...phụ nữ!

Đường triều cũng từng ghi nhận hai trường hợp biến người thành lợn. Nạn nhân của thảm kịch này chính là tình địch của Võ Tắc Thiên: Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi.

Võ thị khi đó vì muốn củng cố địa vị của mình trong hậu cung, đồng thời muốn loại bỏ đối thủ, đã nhẫn tâm giết hại con gái ruột của mình, đổ tội cho Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi.

Sau đó hai người này bị phế làm thứ nhân, giam trong ngục tối. Không lâu sau, Cao Tông vì niệm tình xưa nên lén vào ngục thăm Vương thị và Tiêu thị. Thấy hai người sống trong khổ sở, Cao Tông động lòng trắc ẩn, hứa sẽ an bài.

Võ hoàng hậu biết chuyện, nổi giận sai người đến đánh họ 100 roi. Đánh xong, Võ hậu ra lệnh chặt hết tay chân rồi ngâm họ vào chum rượu để "cho họ biết cảm giác mê ly đến tận xương tuỷ".

Tiêu thục phi trước khi chết còn uất ức mà nguyền rủa: “Võ yêu tinh, ta kiếp sau nguyện đầu thai làm mèo để bóp chết con chuột nhắt nhà ngươi.”

Sau vài ngày chịu đựng, cả hai qua đời. Cơn hận chưa tan, Võ hậu đổi tên của Vương thị thành "mãng" và Tiêu thị là "kiểu". Tới thời Đường Trung Tông, họ tên của hai người mới được khôi phục.

Thực tế cho thấy phần lớn những kiểu tra tấn, hành hình dã man của Trung Quốc cổ đại đều là “phát minh” của những người phụ nữ.

Vào thời nhà Thương, Trụ Vương vì cưng chiều “yêu phi” Đát Kỷ mà bỏ bê triều chính, ham mê tửu sách. Khi ấy trung thần Tỷ Can đứng ra khuyên ngắn đã bị moi tim, chết không nhắm mắt.

Sau này, yêu hậu Đát Kỷ còn nghĩ ra đủ mọi cực hình để diệt trừ những kẻ chống đối mình: “sai bồn” (cho nạn nhân vào một chậu đầy bọ cạp độc), “bào cách” (bắt tội nhân đi trên cột sắt nung nóng, sau đó nạn nhận bị phỏng chân ngã xuống đống lửa liền bị "nướng" chết).

Thậm chí, có những nạn nhân còn bị biến thành “thịt vụn” (nạn nhân sau khi bị giết sẽ bị bỏ vào một thùng lớn để xay vụn), “thịt khô” (thi thể sau khi chết bị phơi khô đến quắt lại)…

Dù không thể đặt Lữ hậu, Đát Kỷ và Võ Tắc Thiên lên bàn cân để so sánh, nhưng dễ thấy ba người phụ nữ này đã để lại những “dấu ấn khó xóa nhòa” trong vòng quay của lịch sử Trung Quốc.

Giật mình với chiêu thức tiết kiệm của vị vua keo kiệt nhất TQ Giật mình với chiêu thức "tiết kiệm" của vị vua keo kiệt nhất TQ

Mặc dù cả đời sống cần kiệm, nhưng khi bình phẩm về phong cách tiết kiệm của Hoàng đế Đạo Quang, các sử gia phần lớn đều có ý mỉa mai, chế nhạo.

Ly kỳ yếu tố phong thủy giúp Thành Cát Tư Hãn chinh phục thiên hạ Ly kỳ yếu tố phong thủy giúp Thành Cát Tư Hãn chinh phục thiên hạ

Phong thủy chính là một trong những yếu tố giúp Nguyên Thái Tổ Thành Cát Tư Hãn chinh phục thiên hạ, tạo nên những kỳ tích từ cổ chí kim chưa ai vượt qua được.

Giải mã địa danh tiền vào như nước chốn kinh đô Thanh triều Giải mã địa danh "tiền vào như nước'' chốn kinh đô Thanh triều

Những yếu tố đặc biệt về phong thủy của Cung Vương phủ đã khiến nơi đây trở thành phủ đệ của những bậc trọng thần nổi tiếng Thanh triều, trong đó có đại tham quan Hòa Thân.

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại