Bí ẩn về những người bị... mọc sừng

Đỗ Hiểu |

Hiện tượng sừng mọc trên đầu ngày càng xuất hiện nhiều trên thế giới và nguyên nhân của chúng đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

Những trường hợp mọc sừng kì lạ

Cụ bà Liang Xiuzhen (Trung Quốc) bắt đầu xuất hiện một nốt mụn ruồi từ 8 năm trước. Dù gia đình bà đã dùng mọi cách để chữa trị những nốt mụn vẫn không biến mất mà còn có xu hướng dài ra.

Tới tháng 2.2015, bà vô tình làm vỡ mụn. Từ vết thương ấy, một chiếc sừng mọc lên và phát triển cực nhanh, dài tới 5cm.


Cụ bà Liang Xiuzhen.

Cụ bà Liang Xiuzhen.

Một trường hợp khác đó là cụ ông Ma Zhong Nan (93 tuổi) và cụ ông Saleh Talib Saleh (81 tuổi). Cụ ông Ma Zhong Nan cho biết chiếc sừng bắt đầu phát triển sau khi ông không may cào xước da đầu khi chải đầu buổi sáng.

Còn cụ ông Saleh Talib Saleh đến từ Yemen lại thường mơ thấy mình mọc sừng và thật đáng buồn là giấc mơ đó lại trở thành hiện thực.


Cụ ông Ma Zhong Nan (93 tuổi) và cụ ông Saleh Talib Saleh (81 tuổi).

Cụ ông Ma Zhong Nan (93 tuổi) và cụ ông Saleh Talib Saleh (81 tuổi).

Vào đầu thế kỉ 19 cũng đã ghi nhận trường hợp mọc sừng kì lạ. Đó là bà Madame Dimanche, một phụ nữ sống tại Paris, Pháp với chiếc dừng dài kỉ lục 24,9 cm.

Chiếc sừng sau đó đã được cắt bỏ thành công. Một mô hình tượng sáp của bà Madame đang được trưng bày tại Bảo tàng Mutter tại Philadelphia.


Mô hình tượng sáp của bà Madame Dimanche với chiếc sừng kỉ lục 24,9 cm.

Mô hình tượng sáp của bà Madame Dimanche với chiếc sừng kỉ lục 24,9 cm.

Cuối cùng là trường hợp của một người phụ nữ 69 tuổi với chiếc sừng cong vút và xoắn lại. Bà đã sống chung với chiếc sừng dài 17cm mọc lên ở giữa trán suốt 20 năm. Bà cho biết, chiếc sừng mọc lên ngay tại chiêc bướu đã khô lại của bà.


Người phụ nữ sống chung với sừng suốt 20 năm.

Người phụ nữ sống chung với sừng suốt 20 năm.

Lý giải của các nhà khoa học

Trên đây chỉ là một vài trong số rất nhiều trường hợp mọc sừng trên thế giới. Để tìm ra lời giải đáp cho hiện tượng kỳ này, các nhà khoa học đã mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu.

Họ nhận ra rằng những chiếc sừng khi chạm vào có cảm giác cứng nhưng thực chất chúng là “keratotic”, một hợp chất giống như tóc và móng tay.


Chiếc sừng mọc ở người thường chứa hợp chất keratotic giống trong móng tay và tóc.

Chiếc sừng mọc ở người thường chứa hợp chất keratotic giống trong móng tay và tóc.

Một số nhà khoa học cho rằng, sừng ở người phát sinh do các tổn thương biểu bì ở phạm vi rộng.

Các tổn thương này có thể là lành tính, tiền ác tính hay ác tính, 1/3 trường hợp mắc hiện tượng này đều có khả năng dẫn đến ung thư, 2/3 còn lại cũng gặp nhiều vấn đề nan giải.

Một giả thuyết khác cho rằng, sừng thường mọc đầu nên rât có thể chúng phát triển được là do tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Những đột biến này khá nguy hiểm và cần phải có biện pháp phòng chống.

Mặc dù đã có rất nhiều giả thuyết khoa học được đưa ra tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa dám khẳng định chắc chắn nguyên nhân của chúng bởi tất cả đều mọc một cách khó hiểu ở trên đầu.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại