Thành phố cổ dưới lòng đất này được khai quật tại một ngôi làng ở Derinkuyu, Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nhà khoa học ước tính công trình đồ sộ này được xây dựng từ khoảng 3.000 năm trước, tuy nhiên, thời gian cụ thể, ai đã xây dựng nên nó và tại sao lại là một thành phố ngầm thì chưa ai giải thích được.
Thành phố ngầm tình cờ được phát hiện bởi một cư dân địa phương trong lúc sửa chữa tầng hầm vào năm 1963. Lần theo một cánh cửa và hành lang kéo dài, người đó đã tìm thấy mê cung khổng lồ dưới lòng đất này.
Tại đây có đầy đủ mọi thứ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày giống như trên mặt đất bao gồm hầm thông gió, khu nhà ở, chuồng súc vật, bếp lò, phòng ăn, hầm rượu, kho thóc, trường học, cửa hàng, nhà thờ và cả nghĩa trang nữa.
Du khách chỉ được phép thăm quan một phần nhỏ của thành phố dưới lòng đất này. Phần còn lại của mê cung đã bị rào lại để tránh du khách bị lạc.
Ở lối ra vào đường hầm, có những chiếc cửa đá có bánh xe để ngăn chặn người lạ xâm nhập. Ngay cả khi kẻ thù có đột nhập được vào trong đi chăng nữa thì chắc chắn cũng không thể tìm được lối ra nếu không biết rõ đường đi lối lại trong “mê hồn trận” này.
Có nguồn tin cho rằng những cư dân cuối cùng của thành phố này là những người Công giáo đầu tiên nhưng họ không phải là người đã thực sự xây dựng nên thành phố này.
Dưới đây là một số hình ảnh ấn tượng về thành phố cổ dưới lòng đất ở Derinkuyu, Thổ Nhĩ Kỳ:
Mê cung có đầy đủ hầm thông gió, khu nhà ở, chuồng súc vật, bếp lò, phòng ăn, hầm rượu, kho thóc, trường học, cửa hàng, nhà thờ và cả nghĩa trang nữa.
Thậm chí, tại đây còn có hẳn một “nhà máy” ép rượu nho.
Các nhà nghiên cứu cho rằng thành phố ngầm này rất sâu nhưng độ sâu chính xác của nó vẫn còn là một ẩn số.
Ngay lối ra vào đường hầm, có những chiếc cửa đá có bánh xe để người lạ không thể xâm nhập.
Thành phố ngầm này từng là nơi cư ngụ của khoảng 20.000 dân.
Rất nhiều nền văn hóa đã từng tồn tại ở đây cho đến tận thế kỷ thứ 8 Trước Công nguyên.
Thành phố này đã bị lãng quên hơn 1.000 năm.