Những nghi phạm này bị buộc tội mua sữa công thức giá rẻ, trộn cùng sữa bột người lớn và đóng giả bao bì thương hiệu sữa Similac của hãng sữa nổi tiếng Abbott của Mỹ, kiếm lợi gần 2 triệu NDT (hơn 6,8 tỷ VND).
Các nhà chức trách Trung Quốc đang nỗ lực phát hiện và thu hồi số sản phẩm làm giả trên mặc dù những kiểm tra ban đầu trên mẫu sữa giả chưa cho thấy bất cứ mối nguy hại nào tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Hơn 17.000 hộp sữa công thức giả đã được sản xuất và phân phối tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Sau vụ bê bối sữa giả trên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc đã yêu cầu tất cả những người mua hàng trực tiếp và mua hàng trực tuyến phải kiểm tra thật kĩ biên bản kiểm tra sản phẩm sữa mình đặt mua.
Cơ quan này kêu gọi các trang bán hàng trực tuyến kiểm soát chất lượng sản phẩm nhập vào chặt chẽ hơn. Nếu để bị phát hiện có dấu hiệu vi phạm, trang bán hàng cũng sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới.
Đồng thời, cơ quan giám sát cũng khuyến cáo người dân nên cẩn thận khi mua sữa bột qua mạng.
Người tiêu dùng nên cẩn trọng và xem xét thật kĩ để tránh mua phải sữa giả.
Điều đáng nói là đây không phải là vụ bê bối đầu tiên liên quan đến sữa công thức ở Trung Quốc.
Năm 2008, sáu trẻ sơ sinh đã tử vong sau khi dùng sữa bột nhiễm melamine của một thương hiệu nổi tiếng. Chất này khiến hàm lượng protein cao hơn nhưng lại gây hại cho thận.
Vụ bê bối sữa nhiễm melamine năm 2008 tại Trung Quốc đã khiến người dân nước này mất lòng tin vào sản phẩm nội địa.
Hệ lụy của những vụ xì căng đan này là người dân Trung Quốc không còn tin tưởng được sản phẩm sữa sản xuất ở trong nước và đổ xô sang “tranh cướp” sữa xách tay ở nước ngoài, gây nên nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
Người Trung Quốc đổ xô sang nước ngoài tranh cướp sữa.
Vụ việc lần này khiến các cơ quan chức năng của Trung Quốc phải thắt chặt quản lý hơn nữa đối với ngành công nghiệp thực phẩm để đảm bảo an toàn cho người dân.