Hàng triệu con cua đỏ lại một lần nữa lại đổ xuống đường trong lễ "duyệt binh" thường niên trong mùa sinh sản của chúng trên đảo Đảo Giáng sinh, Úc.
Sự kiện này trong năm 2015 bị "delay" đôi chút do những cơn mưa, dấu hiệu thông báo cuộc diễu binh sinh sản đến hơi bị muộn.
Việc cua đỏ di cư đi sinh sản không phải là hiếm. Thực tế cuộc diễu binh này chính là đặc điểm thu hút khách du lịch đến với Đảo Giáng sinh mỗi năm.
Hàng triệu con cua ra khỏi hang, đổ xô xuống biển đi sinh sản, chạy khắp các con đường, mỏm đá, xuyên qua rừng cây khiến người ta cảm thấy vừa hào hùng lại có gì đó hơi... rợn, ít nhất là với những kẻ sợ nhện và những sinh vật lắm chân!
Mỗi năm lại có hàng triệu con cua đỏ di cư lên bờ để sinh sản.
Đáng buồn là, dù đây là sự kiện mang ý nghĩa sinh trưởng nhưng cũng là khoảng thời gian tang tóc nhất của bộ tộc cua đỏ.
Trong số hàng trăm triệu con cua ấy, số cua may mắn đến được ổ sinh sản không phải là nhiều do chúng thường bị cán chết trên đường bởi xe cộ.
Và để hạn chế chuyện đau lòng ấy xảy ra, một số tổ chức đã tiến hành xây dựng cầu dành cho cua để giảm thiểu tối đa thương vong cho đàn cua.
Nhiếp ảnh gia Kristy Faulkner, 38 tuổi, đến từ Perth, Úc đã có dịp ghi lại khoảnh khắc hơn 120 con cua đỏ di cư khi đang đi cùng con trai cô.
Người mẹ 3 con cho biết cô tới đảo này đã được 8 năm, thế nhưng chưa lần nào cô cảm thấy chán việc đi xem cua đỏ "diễu binh".
Hàng năm lại có cả trăm triệu con cua thế này dắt díu nhau lên bờ đi đẻ tập thể gây tắc nghẽn giao thông và cảnh tượng vừa hào hùng vừa ghê ghê...
Người ta còn phải xây cầu và quy hoạch đường xá cho những sinh vật lắm chân này được an toàn đi sinh sản.
Năm nay cuộc di cư của cua đỏ diễn ra không đúng lịch do những cơn mưa tới muộn.
Rất nhiều con cua trong số này không thể đến được đích một cách an toàn do bị các phương tiện giao thông cán chết trên đường.
Cứ vào thời gian này, cua đỏ lại xâm chiếm cả đảo Giáng sinh, khắp nơi đều có sự hiện diện của "đội quân bò ngang".
Nữ nhiếp ảnh gia Kristy Faulkner đã có ghi lại hình ảnh cuộc di cư của trăm triệu con cua đỏ khi đi cùng con trai.
Cô Kristy đã tới đảo Giáng sinh được 8 năm và không khi nào cô thấy chán với cuộc di cư hàng năm của loài cua đỏ.
Cua đỏ thường ăn lá rụng và hoa, tuy nhiên hôm nào thấy thiếu chất chúng sẽ nghĩ đến chuyện ăn thịt các động vật khác, hoặc vã hơn là sẽ ăn thịt đồng loại.
Bạn có thể đến đảo Giáng sinh trong khoảng từ tháng 10-12 hàng năm để đón xem lễ duyệt binh của loài động vật giáp xác chỉ thích đi ngang này. Mỗi kì sinh sản sẽ kéo dài khoảng 9-18 ngày liên tiếp.