Đặc biệt, trong số các bước để chống lại mối đe dọa từ phía Đông, Eisenhower đề xuất tạo ra một lực lượng tương tự đội quân Vlasov. Andrei Vlasov - Tư lệnh Quân đoàn xung kích số 2, từng chiến đấu anh dũng để bảo vệ Kiev và Matxcơva. Tuy nhiên, sau đó Vlasov đồng ý phục vụ Đức và lãnh đạo cái gọi là Quân đội Giải phóng Nga (RLA), bao gồm tù binh Liên Xô, chống lại Tổ quốc của mình.
Quân đoàn Vlasov của Mỹ
Để thực hiện tham vọng này, Mỹ được cho là chọn những người đào tẩu không hài lòng với chủ nghĩa xã hội từ các nước Đông Âu. Tổng thống Eisenhower rất lạc quan và dự kiến sẽ tuyển mộ không dưới 250.000 người Nga vào hàng ngũ gọi là "tình nguyện viên tự do". Đơn vị chiến đấu bao gồm những công dân từ Ba Lan, Romania, Hungary, công dân Liên Xô, hoặc một người Đức chạy trốn từ Đông Đức.
Andrei Vlasov (đứng giữa, mang kính), tháng 11-1944
Yêu cầu chính đối với các tân binh là khao khát chiến đấu để giải phóng quê hương khỏi chế độ cộng sản. Eisenhower cũng lên kế hoạch tiết kiệm tiền cho một đội quân như vậy - mức lương phải khiêm tốn hơn trong quân đội Mỹ. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) có nhiệm vụ chuẩn bị một phân tích về khả năng Liên Xô có thể phản ứng trước sáng kiến của Eisenhower.
CIA cho rằng Điện Kremlin sẽ không làm quan hệ trở nên trầm trọng hơn và sẽ chỉ giới hạn ở các hành động tuyên truyền và thắt chặt kiểm soát biên giới.
Tuy nhiên, các đồng nghiệp châu Âu của Eisenhower tại Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức không hề có chút lạc quan nào về việc triển khai một đội quân hàng nghìn "tình nguyện viên chiến đấu" gần biên giới các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa. Nhưng, các quốc gia đồng minh của Mỹ đánh giá trong trường hợp Tổng thống Mỹ triển khai đội quân Vlasov, bom hạt nhân của Liên Xô sẽ rơi xuống các thủ đô châu Âu.
Động não tại Nhà Trắng
Điện Kremlin là vấn đề đau đầu chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ, và kể từ khi Liên Xô có vũ khí hạt nhân, mối lo ngại càng tăng cường. Trong khi đó, Washington chưa sẵn sàng để bước vào một cuộc giao tranh nguyên tử. Tổng thống Dwight Eisenhower và Ngoại trưởng John Dulles đồng ý rằng sẽ không có người chiến thắng trong một cuộc chiến như vậy.
Dwight Eisenhower và các kịch bản chống Liên Xô
Đồng thời, việc tìm cách "kiềm chế cộng sản" đòi hỏi những giải pháp không hề tầm thường. Mỹ sẽ không có đủ nguồn lực nên chỉ đơn giản là sản xuất các loại vũ khí thông thường và sử dụng vũ lực để trấn áp sự lan rộng của chủ nghĩa xã hội.
Dulles thực sự lo sợ về việc kích động Liên Xô trả đũa và dẫn đến sự phát triển trào lưu giải phóng dân tộc ở các nước trung lập. Do đó, Mỹ chọn con đường xây dựng tiềm lực hạt nhân và tăng cường tuyên truyền chống cộng trên khắp thế giới.
Tháng 1-1953, Tổng thống Eisenhower tổ chức một "Ủy ban Đặc biệt về Chính sách Thông tin", chỉ chuyên làm nhiệm vụ phân tích thông tin và chiến tranh tâm lý của Mỹ trong thời kỳ hậu chiến. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) được thành lập năm 1942, được tiếp thêm động lực vào năm 1953 và trở thành cơ quan ngôn luận chính về tuyên truyền của Mỹ ở các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa.
Có tới 63% ngân sách hàng năm trị giá 22 triệu USD cho các đài phát thanh đã được chi cho việc phát sóng cho Liên Xô và các nước Đông Âu. Tóm lại, chính sách của Mỹ đối với Liên Xô là không kích động Stalin mà tăng cường tuyên truyền chống cộng. Thế chủ động trong quan hệ song phương cho đến lúc đó vẫn thuộc về phía Moskva.
Sau khi Stalin qua đời, Washington quyết định đã đến lúc phải hành động. Nhưng bằng cách nào? Tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) ngày 4-3-1953, họ không thể thống nhất được những bước đi đầu tiên của Mỹ.
Họ thu hút các chuyên gia từ Đại học Princeton và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), những người đã khuyên một lần nữa tăng cường công tác tuyên truyền và làm băng hoại đạo đức giới lãnh đạo cao nhất của các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa và Liên Xô.
Tổng thống thứ 34 của Mỹ Dwight D. Eisenhower
Để làm được điều này, Mỹ được cho là dựa vào cảm xúc dân tộc tinh vi của các nhà lãnh đạo đảng, đẩy họ đến sự sụp đổ của đất nước từ bên trong. Trong số các khuyến nghị có lời khuyên nên ngồi lại với Liên Xô tại bàn đàm phán, điều mà Eisenhower bác bỏ vì cho rằng vẫn chưa phải lúc.
Để hiểu đầy đủ về chiến lược hành động của Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra, ngày 8-5-1953, Tổng thống Eisenhower tập hợp những người thân tín nhất của mình từ NSC trong Solarium (Phòng tắm nắng) của Nhà Trắng. Ý tưởng ra đời sau đó được nơi diễn ra cuộc họp đặt tên là Project Solarium (Dự án Phòng tắm nắng).
"Chúng ta không cần được yêu thương"
Dwight D. Eisenhower chỉ thị các nhóm phân tích từ NSC trong 6 tuần để vạch ra các kịch bản có thể xảy ra cho mối quan hệ sâu rộng hơn với Liên Xô. Lúc đó, Matxcơva đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với Washington về tiềm năng hạt nhân, và điều này khiến một số người Mỹ nghĩ xấu.
Eisenhower cũng nhận được đề nghị khá đặc biệt để thực hiện một loạt các cuộc tấn công hạt nhân với mục đích giải giáp vũ khí nhằm vào lãnh thổ của kẻ thù ở nước ngoài. Động cơ rất đơn giản - để nghiền nát Liên Xô cho đến khi nước này đáp trả một cách thỏa đáng.
Những người mang những ý tưởng khủng khiếp này đều là chính khách phe "diều hâu". Nhưng, may mắn là họ bị gạt ra ngoài lề và Tổng thống Eisenhower đã không nghe theo. Thay vào đó, các lựa chọn nhẹ nhàng và không phù hợp lắm để phát triển quan hệ với Liên Xô được phát triển trong "Dự án Solarium".
Phó Đô đốc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hải quân Richard Connolly
Cựu đại sứ Mỹ tại Liên Xô George F. Kennan
Dự án chia thành 3 nhóm. Nhóm A, do cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Xô là George F. Kennan dẫn đầu, liên quan đến một kịch bản cạnh tranh hòa bình với Liên Xô. Đồng thời, điều quan trọng là phải tiết kiệm tiền ngân sách - ở Washington, người ta nghiêm túc tin rằng "chiến tranh lạnh" sẽ chia cắt đất nước.
Nhóm B, do chuyên gia vũ khí nguyên tử là Thiếu tướng James McCormack dẫn đầu, phát triển lý thuyết về "lằn ranh đỏ" đối với Liên Xô, phá vỡ nó chắc chắn sẽ kích động một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3 có tính hủy diệt nhân loại.
Và cuối cùng, Nhóm C, mà người đứng đầu là Phó Đô đốc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hải quân Richard Connolly, lên kế hoạch cho một kịch bản quyết định đối lập với Liên Xô trên mọi mặt trận.
Trong kịch bản thứ 2, rủi ro về một thảm họa hạt nhân là cao nhất. Ngày 16-7-1953, đội của Kennan trình bày tại một cuộc họp chung của NSC một "chiến lược ngăn chặn" đối với Liên Xô thông qua việc mở rộng liên hệ với các nước trung lập. Thực ra, mục tiêu rất đơn giản - ngăn chặn sự mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của cộng sản đối với các nước thông qua việc "cấy ghép" rộng rãi các lợi ích của chủ nghĩa tư bản.
Quan hệ thương mại trở thành vũ khí chính chống lại Liên Xô. Người Mỹ cũng không quên cuộc chiến tuyên truyền. Hệ thống kế hoạch và phân phối của Liên Xô và ý tưởng về "chiến thắng tất yếu của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới" đã bị đánh giá tiêu cực. Kennan và nhóm của ông ta đã không đưa ra bất kỳ điều gì mới - khái niệm này lặp lại chiến lược kiềm chế Liên Xô của Tổng thống trước đó là Truman với những điều chỉnh nhỏ.
Đội A cũng liên quan đến các cuộc đàm phán với Liên Xô về số phận của nước Đức. Ban lãnh đạo đảng của Liên Xô được yêu cầu đồng ý để hai nước Đức thống nhất và thành lập một quốc gia trung lập. Thế nhưng, ý tưởng trong thập niên 50 hoàn toàn điên rồ. Bất kỳ người khôn ngoan nào cũng hiểu rằng nếu CHDC Đức trở thành một phần của một quốc gia trung lập, thì ngay lập tức nó sẽ trở thành tư bản chủ nghĩa.
James McCormack và Nhóm B trình bày khái niệm tối hậu thư với Liên Xô cho tổng thống. Theo các nhà phân tích, Điện Kremlin lẽ ra phải vạch rõ ranh giới mà xa hơn là không thể lan rộng chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu. Nếu không, giới lãnh đạo Mỹ sẽ không thể tự mình đảm bảo.
Sự thật không phải là tên lửa và bom hạt nhân sẽ được sử dụng, nhưng sự phản đối sẽ rất nghiêm trọng. Sẽ không dễ dàng để tập hợp các đồng minh của Mỹ xung quanh mình theo một kịch bản như vậy (một số ít sẽ mong muốn không bị tấn công hạt nhân của Liên Xô), vì vậy Washington dự định đối đầu trực diện với Matxcơva. Tài trợ quốc phòng cho McCormack yêu cầu phải điều chỉnh - ít hơn đối với vũ khí thông thường và không còn là vũ khí nguyên tử.
Đội C là đội hiếu chiến nhất trong phần hùng biện của mình. Chương trình không chỉ nhằm chống lại và kiềm chế Liên Xô, mà còn ủng hộ sự sụp đổ của Liên Xô từ bên trong. CIA đã bổ sung thêm "củi lửa" vào Chiến tranh Lạnh với những dự đoán của họ cho năm 1958, trong đó Matxcơva được cho là sẽ đạt được tương đương hạt nhân với Washington.
Cho đến thời điểm đó, cần phải có những bước đi khó khăn - lật đổ chính quyền ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa. Khẩu hiệu thực sự của Đội C là: "Chúng ta không cần được yêu thương mà chúng ta cần được tôn trọng".
Trên thực tế, một cuộc chiến toàn diện và cực kỳ tốn kém của người Mỹ chống lại chủ nghĩa cộng sản trên khắp thế giới được đề xuất. Người đứng đầu nhóm, Phó Đô đốc Richard Connolly, thậm chí còn cho phép đối thoại với Điện Kremlin.
Các nhà phân tích hiếu chiến hiểu rất rõ rằng Liên Xô sẽ không bỏ qua những cuộc tấn công như vậy, và chỉ ra những rủi ro cao của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Những thành công nào mà Mỹ có thể biện minh cho chiến tranh thế giới thứ ba, báo cáo không đề cập đến.
Tuy nhiên, Eisenhower đã không quan tâm đến kịch bản của nhóm C. Eisenhower cũng biết thế nào là chiến tranh thế giới, và điều này, tất nhiên, đã ngăn cản những bước đi hấp tấp đầy nguy hiểm.