Đối phó Trung Quốc, Mỹ quay lại thời kỳ thiết giáp hạm: Tân trang các tàu thời Thế chiến 2?

Anh Minh |

Gần đây có nhiều thông tin nói Mỹ đang muốn sử dụng trở lại các thiết giáp hạm to lớn vốn đã bị quên lãng sau khi tàu sân bay ra đời, để đối phó với Trung Quốc trên một số vùng biển, điển hình là biển Đông.

Tất nhiên không phải "bê nguyên" những thiết giáp hạm cổ lỗ từ thời Thế chiến thứ nhất hay Chiến tranh lạnh. Vậy thiết giáp hạm, hay pháo hạm thế kỷ 21 sẽ có hình hài ra sao, được trang bị vũ khí thế nào?

Thực ra vấn đề thiết giáp hạm đã được nêu trong luật Quyền quốc phòng quốc gia 1996 của Mỹ (NDAA), chủ yếu quy định việc phân bổ ngân sách quốc phòng.

Theo đó, hải quân Mỹ phải duy trì ít nhất 4 thiết giáp hạm lớp Iowa trong tình trạng tốt, duy trì việc bảo dưỡng nhằm đảm bảo các chiến hạm cổ lỗ này tham gia các nhiệm vụ chiến đấu, trừ phi bộ trưởng hải quân thấy rằng các hệ thống hỗ trợ hỏa lực hiện tại của hải quân ngang bằng hoặc vượt qua hai pháo hạm.

Cuối cùng, năm 2006, hai pháo hạm Iowa và Wisconsin đã được đưa ra khỏi danh sách chiến đấu sau khi bộ trưởng hải quân, trích dẫn việc 32 khu trục lớp Zumwalt sắp được đưa vào biên chế, nên không cần sự phục vụ của hai thiết giáp hạm này nữa.

Nhưng nay, sau 13 năm, hải quân Mỹ mới chỉ có 3 trong 32 tàu khu trục Zumwalt như kế hoạch, và kế hoạch sản xuất đạn pháo tầm xa được thiết kế đặc biệt cho hai pháo hạm 155mm của tàu Zumwalt bị hủy bỏ vì chi phí quá “chát chúa”.

Hải quân Mỹ một lần nữa đối mặt với việc thiếu hỏa lực, thêm vào đó là sự thiết hụt năng lực chống hạm. Liệu tàu lớp Iowa sẽ có cơ hội quay trở lại, với các loại vũ khí mới và mạnh mẽ hơn?

Đối phó Trung Quốc, Mỹ quay lại thời kỳ thiết giáp hạm: Tân trang các tàu thời Thế chiến 2? - Ảnh 1.

Một thiết giáp hạm lớp Iowa của Mỹ

Để tạo nền tảng cho việc hiện đại hóa các thiết giáp hạm, theo chuyên gia Kyle Mizokami viết trên National Interest, có bốn việc phải làm. Các tàu lớp Iowa được thiết kế trong giai đoạn cuối những năm 1930 và hơn 80 năm qua đã có nhiều thay đổi. Việc đầu tiên là tàu nay cần được tự động hóa cao độ.

Ban đầu, tàu vận hành với thủy thủ đoàn 2.700 người, sau đó giảm còn 1.800 người. Hải quân Mỹ không còn sử dụng lính quân dịch, và nhân sự đều phải được trả lương. Các bộ phần cần tự động hóa ưu tiên là những hệ thống cơ khí cũ kỹ, ví dụ ba tháp pháo với các khẩu pháo cỡ nòng 400mm.

Trước đây vận hành mỗi tháp pháo này là cả trăm người. Các bộ phận khác cần tự động hóa là động cơ và hệ thống điều khiển.

Thứ hai, hệ thống vũ khí sẽ chuyển từ cơ học sang sử dụng điện để vận hành. Tàu sẽ cần nguồn điện đủ lớn để đáp ứng nhu cầu này và một lò phản ứng hạt nhân có năng lực cung cấp điện dồi dào trong khi cần ít nhân sự vận hành.

Tiếp nữa là tàu cần có năng lực đánh chìm tàu đối phương trong khoảng cách ít nhất là 250km, tấn công các mục tiêu trên đất liền ở khoảng cách 1200-1500km. Vì thiết giáp hạm sẽ là mục tiêu của các tên lửa chống hạm trên bờ hay trên tàu đối phương, nó phải có năng lực hoạt động ngoài tầm bắn của các loại tên lửa này.

Cho dù tầm bắn của các tên lửa chống hạm ngày càng tăng, khả năng tấn công từ xa sẽ vẫn hữu dụng khi tấn công các loại mục tiêu như căn cứ trên đảo, căn cứ không quân hay tàu đối phương.

Thứ tư, thiết giáp hạm sẽ chỉ tập trung vào năng lực tấn công đất liền và trên biển. Chúng không cần đến radar tiên tiến hay nhiều loại tên lửa. Để sống còn, chúng cần phải có hỏa lực tiến công càng mạng càng tốt.

Và loại tàu này không thay thế tàu sân bay. Hai tàu này có thể hoạt động độc lập nhưng vẫn hỗ trợ nhau.

Hỏa lực tầm xa từ tên lửa dẫn đường trên thiết giáp hạm có thể áp chế phòng không đối phương, cho phép các máy bay trên hạm thoải mái hoạt động trong lãnh thổ đối phương. Bên cạnh đó, tàu sân bay chống ngầm, thực hiện phòng không, bảo vệ thiết giáp hạm.

Việc nâng cấp các thiết giáp hạm Iowa sẽ biến chúng từ pháo hạm thành pháo hạm tên lửa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại