Đừng quá để tâm đến lời người ngoài
Vương Dương Minh từng nói: "Mặc kệ người chế nhạo, mặc kệ người phỉ báng, mặc kệ người làm nhục, tiến lui được hay không là do chính mình".
Kẻ hiểu bản thân ta nhất là chính ta, cho nên hãy cứ yên tâm mà làm, đừng để ý đến những lời bàn ra tán vào ngoài kia, cứ kiên trì làm theo những gì mình đã chọn, sau này chắc chắn sẽ có thu hoạch.
Dù bạn làm bất kỳ việc gì trên đời, chắc chắn sẽ luôn có lời bàn tán thiếu thiện chí. Đừng để những lời này cản bạn tiến về phía trước. Con đường đó là do bạn chọn, dù có hậu quả hay thành quả thì người nhận lại cũng là bạn chứ không phải những người kia. Vậy thì tại sao phải để lời của người ngoài cản bước chính mình.
Vương Dương Minh, bản thân ông sáng lập hẳn một trường phái triết luận, bởi vì có điểm mâu thuẫn với những người đi trước nên bị đả kích rất nhiều. Không chỉ dừng lại ở đả kích nói xấu, đám người này còn không ngại dâng tấu lên hoàng đế, đòi phải xử tội ông vì đã đề ra ngụy thuyết.
Vương Dương Minh không để tâm đến những lời này, cũng không tốn thời gian tranh cãi những thứ không đáng, dồn tâm trí sức lực vào công việc của mình. Cuối cùng, ông đã trở thành một trong những nhà triết luận có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Đông Á.
Biết thế nào là đủ
Áp lực mà mỗi chúng ta phải chịu hàng ngày đến từ những tham vọng, ham muốn của bản thân. Không có tham vọng, cuộc sống của chúng ta sẽ mất đi mục đích. Nhưng tham vọng luôn tỷ lệ thuận với áp lực. Tham vọng càng cao, áp lực cũng ngày càng nặng. Để có thể thật sự sống, ta cần phải biết điều tiết những tham vọng lại.
Muốn giảm bớt tham vọng của mình, không nên quá để ý được mất. Trên thế gian này, công danh lợi lộc chỉ là vật ngoài thân, cả đời vất vả kiếm tiền, đến lúc chết cũng không mang theo được.
Chưa kể, họa phúc khó lườm, những vật ngoài thân này dễ đến dễ đi. Càng quan tâm đến càng nặng lòng mà cũng chưa chắc đã giải quyết được điều gì.
Chúng ta vì những vật ngoài thân mà vất vả cả ngày bôn ba, lo được lo mất, trong lòng luôn bất an. Thế là chính mình trở thành nô lệ cho chúng.
Thực chất, chúng ta không cần nhiều vật chất như chúng ta vẫn tưởng. Ban đầu chỉ nghĩ đến việc ăn uống hàng ngày, sau lại hướng đến nhà to xe xịn, đồ hiệu đắt tiền, những thứ chưa chắc ta đã cần đến. Vậy thì có gì tự chuốc thêm phiền não vào người. Có cũng được, không có cũng chẳng sao, không cầu nhiều, chỉ cầu có đủ.
Đừng chìm đắm trong hối hận
Hối hận là một cảm giác rất dễ gặp. Bị đắm chìm trong cảm giác này, chúng ta rất dễ đánh mất đi cả hiện tại và tương lai.
Bên cạnh là triết gia, Vương Dương Minh còn là một nhà quân sự xuất sắc. Ông thường xuyên đi đánh dẹp thù trong giặc ngoài, giết chóc rất nhiều, dĩ nhiên, hối hận cũng không ít.
Ông thường bảo rằng: Để tránh cho nhiều người bị tổn hại, minh cần phải hạ quyết tâm, giữ lòng sắt đá. Đối với giặc như băng giá đêm đông, không lưu chút ân tình nào. Nếu nhu nhược hèn yếu, bận thương xót, cuộc chiến sẽ trắc trở, kéo dài mãi không kết thúc. Số nạn nhân sẽ càng ngày càng nhiều lên.
Đệ tử của ông đã từng hỏi ông, làm sao có thể loại bỏ những hối hận trong lòng?
Vương Dương Minh trả lời: "Dù có hối hận hay không, ngươi hãy cứ đi về phía trước. Nếu chỉ chăm chăm nhìn vào, nghĩ đến những điều hối hận của mình, thì ngươi sẽ bị nó nhấn chìm.
Cuộc sống có bao giờ được như ý, mười việc thì có đến tám, chín việc làm ta phiền lòng. Bận tâm đến chúng, chẳng bằng cứ thẳng đường mà đi".
Khống chế cơn giận của mình
Khi cơn giận ập đến, con người ta thường hay bị rơi vào trạng thái thiếu kiểm soát. Những lúc này, chúng ta rất dễ có những hành động sai lầm, làm tổn thương người khác cũng như làm tổn thương chính mình. Hậu quả của hành động này rất khó để giải quyết.
Cho nên, khống chế tâm tình của mình, hóa giải cơn giận, chính là một loại tu dưỡng trí tuệ.
Năm đó có kẻ làm loạn, Vương Dương Minh bắt được tên đầu sỏ, lập được công lớn, bị rất nhiều người ghen ghét. Có kẻ suốt ngày đến gây sự quấy phá, chọc tức ông. Nhưng ông vẫn điềm nhiên như không.
Ông nói: "Tức giận là một cảm xúc tiêu cực. tuy nhiên trong lòng lúc nào cũng sẽ có cảm xúc này, quan trọng là ta có biết kiềm chế lại hay không thôi. Nếu không thể kiềm chế, cơn giận bộc phát, sẽ có rất nhiều hậu quả tai hại".
Muốn khống chế cảm xúc, một mặt, phải chú ý tôi luyện từ những việc nhỏ nhặt bình thường. Tập luyện từ việc nhỏ đến việc lớn, nhìn từ nhiều phía trước khi quyết định. Có tập luyện hàng ngày qua những việc nhỏ tìm tâm lý mới vững chắc, không còn cực đoan, không dễ tức giận. Dần dần, điều này sẽ trở thành khí chất trong mỗi người.
Nếu bình thường mỗi ngày đều khôn chú ý khống chế, kiểm soát cảm xúc, lửa giận sẽ tích lũy dần dần ở bên trong, đợi lúc nội tâm hỗn loạn sẽ bùng phát.